Nổi hạch bạch huyết và ung thư: Những điều cần biết

Khi bị nổi hạch bạch huyết, đừng vội suy nghĩ "Tôi bị ung thư." Nguyên nhân thường gặp của nổi hạch là các phản ứng viêm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể và chúng sẽ hết khi cơ thể phục hồi.

Video: Nổi hạch có đáng lo ngại? Tư vấn về ung thư hạch

Nhưng đôi khi, các tế bào ung thư sẽ đi theo dòng máu và dừng lại ở các hạch bạch huyết, hoặc thậm chí bắt đầu từ các hạch này. 

Nguyên nhân gây nổi hạch bạch huyết 

Có hơn 600 hạch bạch huyết nhỏ hình hạt đậu tập trung thành từng đám khắp cơ thể - dưới cổ, nách, bẹn, giữa ngực và bụng. Chúng là nơi chứa các tế bào miễn dịch và hoạt động như bộ lọc để loại bỏ vi trùng, tế bào chết cũng như các chất thải khác khỏi cơ thể. 

Nổi hạch bạch huyết là dấu hiệu của việc các hạch này đang tăng hoạt động. Nhiều tế bào miễn dịch hơn có thể đến đó và nhiều chất thải hơn có thể được tích tụ. Sưng thường là dấu hiệu của một loại nhiễm trùng nào đó, nhưng nó cũng có thể là do một tình trạng như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus, hoặc hiếm khi là ung thư.

Nguồn ảnh: www.verywellhealth.comCác nguyên nhân thường gặp gây nổi hạch

Thông thường, các hạch bạch huyết sưng lên sẽ gần với vị trí đang có vấn đề. Khi bị viêm họng, các hạch bạch huyết ở cổ có thể sưng lên. Phụ nữ bị ung thư vú có thể bị sưng hạch bạch huyết ở nách. 

Khi nổi hạch ở nhiều vùng trên cơ thể, điều dó là dấu hiệu của một bệnh lý toàn thân. Nguyên nhân có thể là bệnh thủy đậu, HIV hoặc ung thư như bệnh bạch cầu hoặc u lympho. 

Khi nào cần đi khám bác sĩ 

Thông thường, chúng ta có thể biết được nguyên nhân gây nổi hạch, như vấn đề ở răng, hoặc bị cảm lạnh. Nếu như bạn bị nổi hạch không rõ nguyên nhân, hãy đi khám bác sĩ. 

Các hạch bạch huyết có kích thước từ 1 cm trở lên là không bình thường. Hạch không được cứng, sần sùi, và di động được. Vùng da ở nơi có nổi hạch không tấy đỏ, nóng hoặc kích ứng. Và hạch sẽ biến mất trong vòng vài tuần.  

Bạn cũng cần đi khám nếu có một trong các triệu chứng sau: 

  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Đổ mồ hôi về đêm
  • Sốt không giảm
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi 

Chẩn đoán 

Trước tiên, bác sĩ sẽ loại trừ ung thư. Tiếp theo họ sẽ thăm khám  và hỏi các tiền sử liên quan, chẳng hạn như: 

  • Bị mèo cào
  • Bị bọ ve cắn
  • Ăn thịt nấu chưa chín
  • Quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiêm chích ma tuý
  • Đã đi đến những địa điểm hoặc khu vực có yếu tố dịch tễ nhất định.

Bác sĩ sẽ hỏi về các loại thuốc bạn đang dùng và các triệu chứng hiện có 

Các hạch sưng to gần xương đòn hoặc ở vùng cổ xuất hiện ở độ tuổi trên 40 tuổi có nhiều khả năng là ung thư. Ở phía bên phải thường liên quan đến phổi và thực quản; trong khi ở bên trái nhiều khả năng là các cơ quan trong ổ bụng. Nổi hạc ở nách cũng đáng ngại nếu không đi kèm với các phát bạn hoặc đau ở cánh tay. 

Nếu bác sĩ nghi ngờ các hạch này là ung thư, họ thường chỉ định các xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh để xác định. Dựa vào vị trí có thể bị ung thư, bạn có thể chụp X-quang phổi, siêu âm, chụp CT hoặc MRI. Phương pháp chụp cộng hưởng từ với đồng vị phóng xạ có thể giúp tìm u lympho và các bệnh ung thư khác. Sinh thiết cũng là một xét nghiệm thường được chỉ định khi nghi ngờ ung thư. Họ sẽ lấy một mẫu tế bào từ một hạch, thường là sử dụng kim hoặc cắt toàn bộ hạch. Mẫu bệnh phẩm được gửi đến phòng xét nghiệm để để bác sĩ chuyên khoa tìm kiếm các hình ảnh của ung thư. 

Thông thường, xét nghiệm công thức máu sẽ được chỉ định đầu tiên để đánh giá sơ bộ về sức khoẻ cũng như thông tin chi tiết hơn về các chỉ số bạch cầu. Tùy thuộc vào các triệu chứng kèm theo và tiền sử, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang bổ sung. 

Nếu các xét nghiệm trên không cho thấy nguyên nhân khác và các hạch không biến mất trong 3-4 tuần, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết. Vì tình trạng nổi hạch thường sẽ tự biến mất hoặc nguyên nhân không phải ung thư có thể được xác định trong lúc chờ làm sinh thiết. do đó, việc trì hoãn sinh thiết sẽ tránh cho người bệnh một thủ thuật không cần thiết. Ngay cả khi nó là ung thư, bạn vẫn nên có thể điều trị nó một cách hiệu quả. 

Khi hạch bạch huyết sưng lên ở nhiều vị trí trên cơ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm công thức máu, chụp X-quang phổi và xét nghiệm HIV. Nếu những điều này là bình thường, bạn có thể làm các xét nghiệm khác, có thể là bệnh lao hoặc giang mai, xét nghiệm kháng thể kháng nhân (kiểm tra hệ thống miễn dịch) hoặc xét nghiệm dị dưỡng (đối với virus Epstein-Barr). Bước tiếp theo là sinh thiết hạch nghi ngờ nhất.

Ung thư ở hạch bạch huyết là gì?

Ung thư trong các hạch bạch huyết có thể là ung thư hạch bạch huyết hoặc một bệnh ung thư máu khác, hoặc có thể là ung thư di căn hạch.

Dựa trên nguồn tế bào ung thư và khoảng cách từ các hạch sưng lên, bác sĩ sẽ đề ra phác đồ điều trị thích hợp, bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị hoặc kết hợp các phương pháp điều trị. 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!