Nổi cục cứng ở vùng kín: nhận dạng, nguyên nhân...

Nếu bạn đã từng thắc mắc liệu các vết sưng, cục u và màu sắc của âm đạo có bình thường hay không thì bạn không hề đơn độc. Sưng và u bướu ở âm đạo là tình một trạng phổ biến, đặc biệt ở độ tuổi sinh nở hoặc lớn tuổi. Bài viết sẽ cho bạn biết thêm về nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trên da của bạn ở khu vực này và khi nào bạn nên đi khám bác sĩ.

Âm đạo và âm hộ.

Khi nhắc đến âm đạo, mọi người thường bao gồm cả các cơ quan bên trong, âm đạo và cơ quan sinh dục ngoài hay còn được gọi là âm hộ.  

Cấu tạo vùng kín của phụ nữ. Nguồn: zicxa.comÂm đạo là một ống cơ dẫn đến cổ tử cung của bạn. Lớp mô trên cùng trong âm đạo là màng nhầy, tương tự như mô trong miệng hoặc mũi. Các vết sưng và gờ trên bề mặt âm đạo của bạn được gọi là rugae, giống như nếp gấp hoặc nếp gấp của mô thừa khi âm đạo của bạn được thả lỏng. Khi quan hệ tình dục hoặc sinh nở, rugae giúp âm đạo của bạn mở rộng.

Âm hộ bao gồm:

  • Labia majora là môi ngoài của âm hộ. Mặt ngoài của môi âm hộ là lông mu mọc. Da không có lông ở nếp bên trong mịn hơn và chứa các tuyến dầu được gọi là tuyến bã nhờn.
  • Nếu bạn tách môi lớn ra thì bạn sẽ thấy môi nhỏ. Đó là những mảnh da mỏng bao quanh lỗ âm đạo của bạn.
  • Các tuyến Skene và Bartholin là nơi sản xuất chất nhờn và các chất bôi trơn khác thường xuất hiện trên môi âm hộ. Môi âm hộ nhỏ cũng có các tuyến dầu.

10 nguyên nhân gây nổi cục cứng ở vùng kín thường gặp

Các khối u và sưng trên âm đạo và âm hộ có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh cần được chăm sóc y tế. Sau đây là 10 nguyên nhân gây ảnh hưởng đến vùng da của âm hộ và âm đạo.

1. U nang âm hộ

Âm hộ có tuyến dầu, tuyến Bartholin và tuyến Skene. Các tuyến này bị tắc sẽ hình thành các u nang. Kích thước của các u nang khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều có dạng cục nhỏ và cứng. Các u nang thường không gây đau đớn trừ khi chúng bị nhiễm trùng.

U nang thường biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu u nang bị nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật hút nang và kê cho bạn một loại thuốc kháng sinh nếu vẫn có dấu hiệu nhiễm trùng.

2. U nang âm đạo

U nang âm hộ. Nguồn: aafp.orgCó vài loại u nang âm đạo khác nhau. U nang âm đạo là những cục cứng trên thành âm đạo. Chúng thường có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn hạt đậu. Đây là loại u nang âm đạo phổ biến nhất. Chúng có thể hình thành sau khi sinh con hoặc chấn thương vùng kín.

U nang âm đạo thường không đau và thường không phải vấn đề đáng lo ngại trừ khi chúng gây khó chịu khi quan hệ tình dục. Đôi khi, u nang cần được hút hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

3. Đốm bã nhờn (đốm Fordyce)

Đốm Fordyce. Nguồn: tuasaude.comĐốm Fordyce hay tuyến bã nhờn là những nốt mụn nhỏ màu trắng hoặc vàng trắng bên trong âm hộ của bạn. Những đốm này cũng xuất hiện trên môi và má. Chúng thường mọc lần đầu ở tuổi dậy thì và bạn có xu hướng mọc nhiều hơn khi lớn tuổi. Các đốm Fordyce không gây đau đớn và không gây hại.
4. Giãn tĩnh mạch 
Giãn tĩnh mạch. Nguồn: reconstructive-gyn.comGiãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch sưng lên. Điều này có thể xảy ra xung quanh âm hộ của bạn. Khoảng 10% các phụ nữ mang thai hoặc bị lão hóa bị giãn tĩnh mạch. Chúng xuất hiện dưới dạng những vết sưng tấy hơi xanh hoặc những tĩnh mạch sưng tròn xung quanh môi âm hộ và vùng kín. Bạn có thể không thấy đau, nhưng đôi khi chúng có thể cảm thấy nặng nề, gây ngứa hoặc chảy máu.

Thường không cần điều trị cho phụ nữ mang thai vì các biến chứng sẽ thuyên giảm khoảng 6 tuần sau khi em bé được sinh ra. Chúng thường tái phát khi vào lần mang thai tiếp theo.

Người ta ước tính rằng khoảng 4% phụ nữ bị giãn tình mạch. Đối với phụ nữ chưa mang thai, bệnh này có thể khiến họ xấu hổ, gây khó chịu khi quan hệ tình dục hoặc khi phải đứng một lúc lâu. Bác sĩ chuyên về phẫu thuật và điều trị tĩnh mạch có thể điều trị tình trạng này.

5. Lông mu mọc ngược

Lông mọc ngược. Nguồn: healthline.com

Cạo, wax lông hoặc nhổ lông mu làm tăng khả năng có lông mọc ngược. Những sợi lông này sẽ hình thành một vết sưng nhỏ, tròn đôi khi gây đau hoặc ngứa. Vết sưng có thể chứa đầy mủ và vùng da xung quanh vết sưng sẽ sẫm màu hơn.

Đừng cố gắng tự mình nhổ lông mọc ngược vì điều đó có thể dẫn đến nhiễm trùng. Trong hầu hết các trường hợp, các vết sưng sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Hãy đi khám bác sĩ nếu bị viêm vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

6. Mụn thịt ở âm đạo 

Mụn thịt dư. Nguồn: puredermnola.com

Các mụn thịt là những vạt da thừa nhỏ, nhô ra. Chúng không gây hại hoặc khó chịu trừ khi bị cọ xát hoặc vướng vào vật gì đó và bị tác động mạnh. Nếu các mụn thịt này gây khó chịu thì bạn có thể yêu cầu bác sĩ loại bỏ chúng qua phẫu thuật hoặc bằng tia laser.

7. Bạch biến âm hộ

Mảng bạch biến. Nguồn: myupchar.com

Bạch biến âm hộ là một tình trạng da không phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ sau mãn kinh. Các vết bạch biến thường xuất hiện ở âm hộ và xung quanh hậu môn. Các triệu chứng bao gồm:

  • Ngứa ngáy nghiêm trọng
  • Da mỏng, bóng dễ rách 
  • Các đốm trắng dần dần trở thành những mảng da mỏng và nhăn nheo.
  • Chảy máu hoặc bầm tím
  • Các vết phồng rộp (có thể chứa máu)
  • Đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục

Bệnh này thường được điều trị bằng kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid những vẫn có khả năng tái phát. Phụ nữ mắc bệnh bạch biến âm hộ có nguy cơ thấp mắc ung thư âm hộ.

8. Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục. Nguồn: benhvienthucuc.vn

Mụn rộp sinh dục là một bệnh nhiễm trùng do vi rút herpes simplex gây ra. Herpes lây truyền khi quan hệ tình dục qua âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Ước tính cứ 5 người Mỹ thì có 1 người có mụn rộp sinh dục. Các triệu chứng nếu có xảy ra thường rất nhẹ nên những người bị mụn rộp không biết mình mắc bệnh.

Đợt bùng phát mụn rộp đầu tiên có thể xuất hiện các triệu chứng giống như bệnh cúm, bao gồm:

  • Sốt
  • Viêm các tuyến
  • Vết loét lớn
  • Đau bộ phận sinh dục, hạ bộ và chân

Triệu chứng của bệnh mụn rộp sinh dục các lần mắc sau đó bao gồm:

  • Ngứa ran, ngứa ngáy
  • Nhiều vết sưng đỏ dần biến thành mụn nhọt hoặc mụn nước gây đau đớn
  • Vết lõm hoặc loét nhỏ

Các triệu chứng của bệnh này xuất hiện và biến mất không ổn định. Theo thời gian, các đợt bùng phát bệnh ngày càng ít và kém nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh bằng cách xem xét hoặc lấy chất lỏng từ các vết loét và xét nghiệm chúng trong phòng thí nghiệm.

Không có cách chữa khỏi bệnh mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng và thời gian xuất hiện các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng thuốc kháng vi-rút.

Bạn không nên quan hệ tình dục nếu bạn bị đau từ những vết mụn rộp rõ rệt. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục sẽ làm giảm đáng kể khả năng mắc bệnh mụn rộp.

9. Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục được gây ra bởi vi rút u nhú ở người (HPV). Chúng lây lan qua đường quan hệ tình dục. Trong một số trường hợp hiếm chúng cũng có thể lây lan qua quan hệ tình dục bằng miệng.

Nhiều người bị mụn cóc sinh dục và không có hiểu biết gì về nó. Nếu các triệu chứng có xuất hiện thì chúng bao gồm:

  • Những nhóm mụn nhỏ có màu da
  • Các mảng sần sùi có các mụn cóc gần nhau (đôi khi được miêu tả giống như súp lơ)
  • Ngứa hoặc nóng rát

Mụn cóc sinh dục có thể mọc trên âm hộ, hậu môn hoặc trong âm đạo. Không có cách nào để chữa khỏi mụn cóc sinh dục nhưng chúng có thể được loại bỏ bởi kem bôi kê theo toa, laser hoặc phẫu thuật. Bạn không nên sử dụng thuốc trị mụn không kê đơn.

Một số loại HPV làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Nếu bạn mắc mụn cóc sinh dục, bạn nên đi khám bác sĩ để làm xét nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào học để phát hiện ung thư cổ tử cung), tìm ra loại HPV gây bệnh.

10. Ung thư

Ung thư âm hộ là một tình trạng bệnh rất hiếm. Ung thư âm đạo thậm chí còn bất thường hơn. Các triệu chứng tiền ung thư và ung thư có thể bao gồm:

  • Vết loét hoặc sưng trên âm hộ 
  • Màu da xung quanh vùng kín trở nên sáng hoặc tối màu hơn
  • Da dày lên
  • Ngứa ngáy, nóng rát và đau nhức
  • Những cơn đau dai dẳng
  • Ra máu hoặc khí hư thất thường

Ung thư âm hộ phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi và phụ nữ hút thuốc. Bạn cũng có nguy bị ung thư âm hộ nếu bị nhiễm vi rút HPV.

Ung thư âm hộ và âm đạo được chẩn đoán bằng cách lấy mô từ các vết thương tổn và kiểm tra dưới kính hiển vi.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ. Nguồn: verywellhealth.com

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn lo lắng với những thay đổi trên cơ thể. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu bạn có một khối u không biến mất sau một vài tuần. Ngoài ra, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như:

  • Dịch chảy ra từ cục u chứa mủ hoặc máu
  • Triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tìh dục

Điều trị

Các khối u ở âm đạo thường không cần điều trị. Phương pháp điều trị sẽ được  quyết định dựa vào nguyên nhân gây ra các khối u.

Hầu hết các vết sưng và u ở âm đạo đều có thể được điều trị tại nhà. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để giảm nhẹ các triệu chứng:

  • Nếu bạn bị u nang thì hãy tắm nước ấm nhiều lần mỗi lần trong một vài ngày.
  • Tránh mặc quần áo bó sát dễ gây trầy da
  • Mặc quần lót làm từ chất liệu tự nhiên như cotton. Chất liệu tự nhiên giúp thoáng khí giữ cho “cô bé” của bạn khô ráo và thoáng mát

Tổng quan

Không phải tất cả các trường hợp xuất hiện u trên âm đạo đều đáng lo ngại. Hầu hết chúng sẽ tự biến mất hoặc có thể được điều trị và theo dõi tại nhà. Nếu bạn mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thì phải bắt đầu điều trị sớm để giảm nguy cơ biến chứng.

Xem thêm: 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!