Những điều cần biết về rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là những vấn đề sức khỏe xảy ra do bệnh lý, viêm, nhiễm trùng hoặc do tổn thương hệ thống tiền đình. Có nhiều loại rối loạn tiền đình khác nhau và chúng có thể gây ra choáng váng, chóng mặt và các triệu chứng khác; những triệu chứng này không quan sát được, chỉ có thể tự người bệnh cảm nhận và kể lại. Vì lý do này, bạn bè hoặc người thân không thể hiểu được tình trạng của bạn.

Video: Tiền đình là gì? Khi rối loạn sẽ làm sao?

Một thách thức lớn là chẩn đoán và điều trị rối loạn tiền đình không phải lúc nào cũng đơn giản. Đó là bởi vì chúng có thể ảnh hưởng đến mỗi cá nhân theo những cách khác nhau. Vì những lý do như vậy, điều quan trọng là phải biết những vấn đề quan trọng liên quan đến rối loạn tiền đình.

Những thực tế về bệnh rối loạn tiền đình trong bài viết này có mục tiêu chia sẻ và hỗ trợ về mặt kiến thức cho những người có thể đang gặp phải vấn đề này nhưng chưa nhận ra.

Những vấn đề quan trọng nhất bạn nên biết

  • Thuật ngữ 'tiền đình' đề cập đến hệ thống cân bằng của tai trong. Chúng ta có thể đạt được sự cân bằng thể chất tốt với sự phối hợp nhịp nhàng của tai trong, mắt, não và hệ cơ-xương. Một hệ tiền đình được coi là khỏe mạnh nếu hệ thống cân bằng tai trong của họ được ghép nối đúng cách với những phần còn lại.
  • Rối loạn tiền đình có thể xảy ra do nhiễm trùng tai trong. Những bệnh nhiễm trùng như vậy có thể xảy ra do vi rút, chấn thương não, các nguyên nhân tự miễn dịch, phản ứng với một số loại thuốc kháng sinh nhất định, lão hóa và đau nửa đầu.
  • Những người bị rối loạn tiền đình có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, cảm giác thiếu vững chãi, hoa mắt, giảm thính lực, nôn mửa và ù tai (nghe thấy âm thanh bên trong tai).

Hơn 35% người trưởng thành và người lớn tuổi bị rối loạn tiền đình vào một thời điểm nào đó trong đời. 

(Người lớn tuổi có tỷ lệ gặp vấn đề về tiền đình khá cao. Nguồn: squarespace-cdn.com)(Người lớn tuổi có tỷ lệ gặp vấn đề về tiền đình khá cao. Nguồn: squarespace-cdn.com)
  • BBPV hoặc chóng mặt tư thế kịch phát lành tính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chóng mặt tư thế. Đó là cảm giác đột ngột lắc lư hoặc xoay tròn, thi thoảng xảy ra khi các tinh thể canxi nhỏ di chuyển đến nơi mà chúng không phải ở đó.
  • Những người bị rối loạn tiền đình có thể bị các tác động về nhận thức, như kém tập trung, khó nhớ lại mọi thứ, khó đọc văn bản in, cũng như suy giảm sức chịu đựng về tinh thần.
  • Viêm mê nhĩ là một bệnh nhiễm trùng tai trong xảy ra do tình trạng viêm của một cấu trúc mỏng manh trong tai trong được gọi là mê nhĩ - cấu trúc dạng mê cung ở trong tai. Tình trạng này ảnh hưởng đến thính giác, sự thăng bằng, gây ra mủ hoặc dịch viêm từ tai chảy ra ngoài.
  • Một người bị nhiễm virus như sởi hoặc thủy đậu có thể bị viêm dây thần kinh tiền đình. Rối loạn này ảnh hưởng đến dây thần kinh truyền âm thanh và thông tin cân bằng đến não từ tai trong.
  • Người bị rối loạn tiền đình có thể bị ù tai, chóng mặt, giảm thính lực hoặc cảm giác đầy tai bất cứ lúc nào. Điều này xảy ra do chất lỏng lắng đọng quá nhiều trong tai gây ra.
  • Có thể giảm bớt các cơn rối loạn tiền đình bằng cách thay đổi lối sống theo hướng nhất định, chẳng hạn như cắt giảm lượng caffeine, muối và rượu.
  • Lỗ rò quanh ống nội dịch hay còn gọi PLF (Perilymphatic fistula) là một khiếm khuyết giữa tai trong (chứa đầy nội dịch) và tai giữa. Một số người được sinh ra với PLF và có biểu hiện mất thính giác hoặc chóng mặt. Khiếm khuyết này có thể dẫn đến rối loạn tiền đình, nhưng có thể chữa khỏi nhờ phẫu thuật.
  • U dây thần kinh số VIII là một khối u ở tai trong. Nó lành tính và tiến triển chậm, nhưng có thể chèn ép các dây thần kinh, nơi kiểm soát sự thăng bằng và thính giác của bạn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, u thần kinh thậm chí có thể làm tê bì một phần mặt (do chèn ép đoạn dây thần kinh số VII đi qua tai trong).
Minh họa về vị trí của u dây thần kinh số VIII, có thể gây chèn ép các dây thần kinh khác nhau. (Nguồn ảnh: weillcornellbrainandspine.org)Minh họa về vị trí của u dây thần kinh số VIII, có thể gây chèn ép các dây thần kinh khác nhau. (Nguồn ảnh: weillcornellbrainandspine.org)
  •  Có một số loại thuốc có thể làm tổn thương tai trong, trong khi có một số loại thuốc khác kết nối tai trong với não. Những loại thuốc như vậy có thể gây mất thính lực và vấn đề có thể được giải quyết khi bạn ngừng dùng thuốc hoặc hóa chất đó.
  • Các ống hẹp có cấu tạo xương ở tai trong kết nối với hộp sọ được gọi là ống tiền đình. Nếu các ống dẫn này giãn rộng, chúng có thể dẫn đến mất thính giác. Nguyên nhân của vấn đề này không rõ ràng, nhưng chắc chắn liên quan đến rối loạn di truyền.
  • Không có phương pháp điều trị nào đã được chứng minh là hiệu quả đối với chứng phì đại ống dẫn nước tiền đình. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ thính giác là tránh các môn thể thao tiếp xúc hoặc các hoạt động có thể dẫn đến chấn thương đầu. Ngoài ra, những người bị vấn đề này phải tránh xa các hoạt động liên quan đến sự thay đổi áp suất đột ngột, như lặn biển.
  • Đau nửa đầu do tiền đình là một trong những dạng thường gặp của bệnh lý tiền đình. Đây là tình trạng não bộ truyền tín hiệu không chính xác đến hệ thống cân bằng. Kết quả của tình trạng này, người ta có thể bị đau đầu dữ dội, nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng, chóng mặt, giảm thính lực và cảm giác ù tai. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cũng có thể bị mờ mắt.
  • Có thể ngăn chặn cơn đau nửa đầu tiền đình bằng thuốc chống trầm cảm, nhưng đây không phải là cách điều trị dứt điểm.
  • Khi bạn di chuyển trên một chiếc thuyền, máy bay hoặc phương tiện bạn chưa từng sử dụng, bộ não sẽ mất một khoảng thời gian để thích nghi với cảm giác mới. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể bị mắc kẹt trong chuyển động mới và cuối cùng cảm thấy lắc lư hoặc quay tròn ngay cả khi đã dừng lại. Tình trạng này sẽ tự mất đi trong một số trường hợp Nhưng nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần có nghĩa là hệ tiền đình của bạn có vấn đề.
  • Mức độ nghiêm trọng và các loại triệu chứng tiền đình khác nhau ở mỗi người và có thể rất khó mô tả. Những người bị rối loạn tiền đình thường bị coi là người lười biếng, thiếu chú ý và  hay lo lắng.
  • Những người bị rối loạn tiền đình có thể cảm thấy khó khăn khi học tập là làm việc. Họ thậm chí có thể cảm thấy khó khăn ngày khi rời khỏi giường vào buổi sáng.
Những vấn đề do tiền đình thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật. Có thể bạn gặp phải nhưng chưa nhận ra đó chính là do nguyên nhân từ hệ tiền đình. (Nguồn: medicalrehabilitationcenterspa.com)Những vấn đề do tiền đình thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật. Có thể bạn gặp phải nhưng chưa nhận ra đó chính là do nguyên nhân từ hệ tiền đình. (Nguồn: medicalrehabilitationcenterspa.com)
  •  Các triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể gặp ngay cả khi ngồi yên ở một số tư thế cụ thể.
  • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc duy trì tư thế thẳng, đầu nghiêng về một bên, bạn không có xu hướng cầm nắm hoặc chạm vào vật gì đó khi đứng, không muốn nhìn xuống, cảm thấy khó khăn khi đi lại trong bóng tối hoặc đau khớp và cơ. cùng với sự mất thăng bằng, thì có thể chính là do rối loạn tiền đình.
  • Rối loạn tiền đình có thể ảnh hưởng đến thị giác. Những người như vậy cảm thấy khó khăn khi theo dõi vật chuyển động hoặc nhìn rõ nét vật thể. Họ có thể thấy vật thể dập dềnh, trôi nổi, nhòe mờ hoặc nhảy nhót.
  • Rối loạn tiền đình có thể gây khó chịu cho người mắc khi ở các môi trường náo nhiệt như giữa đám đông, khi tham gia giao thông, và trong cửa hàng. Những người như vậy thậm chí rất nhạy cảm với ánh sáng như lóa, chói, ánh sáng đèn huỳnh quang, đèn nhấp nháy hoặc nguồn sáng chuyển động.
  • Nếu rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến thị giác của bạn, thì nó có thể dẫn đến nhạy cảm với màn hình máy tính, tivi kỹ thuật số, cảm nhận độ sâu kém, tăng chứng quáng gà và cực kỳ khó chịu khi tập trung nhìn vật ở khoảng cách xa.
  • Tiếng ồn lớn đột ngột có thể làm tăng các triệu chứng mất thăng bằng, chóng mặt hoặc choáng váng.
  • Rối loạn tiền đình nhận thức là một tình trạng dẫn đến khó tập trung. Những người như vậy có thể dễ bị phân tâm và suy giảm trí nhớ ngắn hạn, hay quên, khó hiểu các cuộc trò chuyện, mất phương hướng, nhầm lẫn và mệt mỏi cả thể chất cũng như tinh thần.
  • Nếu rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến năng lực tâm lý của bạn, có thể dẫn đến mất tự tin, mất tự chủ, thiếu lòng tự trọng, trầm cảm, hoảng sợ, lo lắng và đôi khi bị cô lập với xã hội.
  • Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình hay VRT (Vestibular Rehabilitation Therapy) là một phương pháp điều trị rối loạn tiền đình đã được chứng minh là thành công. VRT đã cho thấy sự cải thiện đáng kể ở những bệnh nhân gặp phải vấn đề về tiền đình. Tỷ lệ cải thiện lên đến 70-80%.
  • Thực hiện một số bài tập tải trọng thấp thường xuyên có thể giúp cải thiện sự thăng bằng. Thái cực quyền, yoga và thậm chí sử dụng trò chơi điện tử Wii với bảng cân bằng Wii có thể giúp cải thiện chứng rối loạn tiền đình đáng kể.
  • Rối loạn tiền đình là bệnh mãn tính. Vì chúng không thể quan sát được nên đôi khi những người khác có thể cho rằng bệnh nhân đang giả vờ các triệu chứng.
  • Nghiên cứu ban đầu về bệnh rối loạn tiền đình được đưa ra từ nghiên cứu của NASA về các phi hành gia trở về từ không gian.
  • Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện ngay cả khi không có triệu chứng nặng hoặc rõ ràng. Điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết các triệu chứng riêng lẻ như vậy có thể do các tình trạng sức khỏe khác dường như không liên quan gây ra. Do đó, tình trạng bệnh cần phải được trao đổi với các bác sĩ để có thể có biện pháp điều trị thích hợp và chữa khỏi.

Bạn có thể chia sẻ những thông tin quan trọng trong bài viết này về rối loạn tiền đình để mọi người nhận ra vấn đề này, có thể đang ảnh hưởng đến lối sống hàng ngày của họ. Ngoài ra, có các công cụ chẩn đoán mới và phương pháp điều trị dễ tiếp cận cho chứng rối loạn tiền đình. Vì vậy, điều quan trọng trước hết là phải được chẩn đoán chuyên sâu. Để biết thêm về các lựa chọn chẩn đoán và điều trị rối loạn tiền đình khác nhau, bạn có thể đến gặp các chuyên gia tại Phòng khám thăng bằng thần kinh.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!