Nhiễm độc methanol: Xử trí cấp cứu ban đầu

Nhiễm độc metanol là một ngộ độc không phổ biến nhưng rất nghiêm trọng, chủ yếu là do tích tụ metanol và các chất chuyển hóa của nó như axit formic và axit lactic trong cơ thể.

Video Báo động ngộ độc rượu methanol nặng, nguy kịch | VTC14

Loại cồn độc hại này được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp làm dung môi, thuốc trừ sâu, và là một nguồn nhiên liệu thay thế. Các nguồn methanol chính trong bữa ăn bao gồm trái cây và rau tươi, nước ép trái cây, đồ uống lên men, nước ngọt có chứa aspartame. Metanol cũng có thể được tạo ra bên trong cơ thể như một sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất trung gian.

Bên trong cơ thể, metanol bị oxy hóa thành formaldehyde (phản ứng được xúc tác bởi alcohol dehydrogenase), sau đó thành axit formic (phản ứng được xúc tác bởi formaldehyde dehydrogenase) và cuối cùng là CO2 (phản ứng được xúc tác bởi axit formyl-tetrahydrofolic dehydrogenase).

Một phần nhỏ metanol ăn vào được thải trừ qua đường nước tiểu và một phần qua hơi thở; tuy nhiên, phần lớn nó được thải ra khỏi cơ thể dưới dạng CO2.

Sự tích tụ của axit formic bên trong cơ thể, nguyên nhân chính gây ngộ độc methanol, xảy ra khi sản xuất vượt quá tốc độ thanh thải. Sự bài tiết axit formic cần một đồng yếu tố là folate, và sự thiếu hụt folate được biết là làm tăng tính nhạy cảm của ngộ độc methanol.

Metanol xâm nhập vào cơ thể khi hít, nuốt phải, tiếp xúc với da hoặc mắt. Việc nuốt phải chủ yếu xảy ra khi tiêu thụ đồ uống hoặc sản phẩm thực phẩm bị nhiễm methanol. Hít phải hơi metanol hoặc da tiếp xúc với metanol cũng có thể xảy ra khi làm việc trong các cơ sở công nghiệp. Bất kể nguồn nào, tiếp xúc với nồng độ methanol cao có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, như khó thở hoặc suy hô hấp, mờ mắt, mù hoàn toàn hoặc một phần, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu dữ dội, lú lẫn, co giật , chóng mặt, hôn mê, hoặc thậm chí tử vong.

Xử trí ngộ độc methanol

Cho đến nay, hầu hết các phương pháp xử trí ngộ độc methanol đều dựa trên các báo cáo lâm sàng đã công bố. Nồng độ methanol ≽ 20 mg / dl được coi là ngưỡng khuyến nghị để điều trị ngộ độc methanol. Các phương pháp chẩn đoán ngộ độc methanol hiệu quả nhất bao gồm:

Dựa vào bệnh sử và thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh kết hợp khám các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu.

Khoảng trống thẩm thấu huyết thanh

Độ thẩm thấu càng cao, càng nhiều cồn trong máu.

Khoảng trống anion huyết thanh

Khoảng trống anion huyết thanh cho thấy sự tích tụ axit formic hoặc axit lactic trong máu.

Sắc ký khí hoặc lỏng

Để đo nồng độ methanol trong máu.

Xét nghiệm nước bọt

Xét nghiệm này đo nồng độ methanol trong nước bọt.

Mục đích chính của điều trị ngộ độc metanol là ngăn chuyển hóa metanol và loại bỏ metanol cùng các chất chuyển hóa độc hại của nó ra khỏi cơ thể. Các phác đồ điều trị chủ yếu:

Ức chế chuyển hóa metanol

Bằng cách uống hoặc tiêm tĩnh mạch chất ức chế alcohol dehydrogenase. Phương pháp điều trị này không cần nằm viện và có ít tác dụng phụ nhất. Vì etanol cạnh tranh với metanol để liên kết với alcohol dehydrogenase có ái lực cao hơn nhiều, nên nó cũng có thể ngăn chuyển hóa metanol. Tuy nhiên, việc truyền etanol phải liên tục và phải được thực hiện trong phòng chăm sóc đặc biệt.

Chạy thận nhân tạo

Lọc máu rất hiệu quả để loại bỏ methanol và các chất chuyển hóa độc hại của nó ra khỏi cơ thể. Kỹ thuật này đặc biệt hiệu quả đối với những bệnh nhân tiếp xúc với methanol trong thời gian dài. Để tăng tỷ lệ chuyển hóa axit formic thành các chất chuyển hóa ít độc hơn, tiêm tĩnh mạch axit folinic cũng rất hữu ích.

Sơ cứu cho các loại phơi nhiễm khác nhau

Các biện pháp phải được thực hiện ngay sau khi tiếp xúc với metanol bao gồm:

Cồn rơi vào mắt

Rửa mắt bằng nước ấm trong ít nhất 15 phút và đến ngay cơ sở y tế.

Tiếp xúc da

Cởi quần áo và rửa kỹ vùng da bị ảnh hưởng bằng xà phòng và nước; băng bó các vết thương hở; trùm kín người bệnh để chống sốc, mất nhiệt cơ thể; gọi cứu thương ngay lập tức.

Nuốt

Kiểm tra hô hấp, nhịp tim và huyết áp để đảm bảo phổi và tim mạch hoạt động bình thường; không ép bệnh nhân nôn; gọi cứu thương ngay lập tức.

Hít vào

Kiểm tra chức năng hô hấp và tim; thở oxy trong trường hợp khó thở; nếu ngừng thở phải hô hấp nhân tạo; gọi cứu thường ngay lập tức.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!