Tiếng Việt lớp 4 Nhân hóa trang 39, 40
I. Nhận xét
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: ÔNG TRỜI BẬT LỬA
Câu 1 trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào?
Trả lời:
Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ: Chị, ông
Câu 2 trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Các sự vật trên và trăng sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào?
Trả lời:
Các sự vật trên và trăng sao, đất được tả bằng những từ ngữ: kéo, trốn, nóng lòng, hả hê, vỗ tay cười, lòe chói mắt, bật lửa.
Câu 3 trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người?
Trả lời:
Câu thơ: "Xuống đi nào, mưa ơi!" cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người.
III. Luyện tập
Câu 1 trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ sau:
Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày.
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
Trả lời:
Nhân hóa cây Cau giống như con người: Chẳng che lấp ai, da bạc thếch tháng ngày, tấm lòng thơm thảo.
Câu 2 trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ trên có tác dụng gì?
Trả lời:
Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ trên có tác dụng miêu tả cây cau cũng giống như con người, có tình cảm và cảm xúc, tô đậm lên đặc điểm của cây cau.
Câu 3 trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Viết 1 - 2 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối hình ảnh nhân hóa.
Trả lời:
Gợi ý:
Cây bàng rất buồn vì không còn được chứng kiến lũ trẻ chơi đùa hàng ngày.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài đọc: Một người chính trực trang 38, 39
Bài viết: Luyện tập tả cây cối trang 41