Nguyên nhân nào gây ra Déjà vu? Các giả thuyết phổ biến là gì?

“Déjà vu” mô tả cảm giác kỳ lạ khi bạn nghĩ bạn đã trải qua một điều gì đó, ngay cả khi bạn biết là mình chưa từng trong hoàn cảnh đó.

Giả sử đây là lần đầu tiên bạn đi lướt ván. Bạn chưa bao giờ làm bất cứ điều gì giống như thế, nhưng bạn đột nhiên có một ký ức rõ ràng về việc đã thực hiện cùng một động tác tay, dưới cùng một bầu trời xanh, với cùng những con sóng như thế vỗ dưới chân bạn.

Hay có thể bạn đang khám phá một thành phố mới lần đầu và ngay lập tức cảm thấy như thể bạn đã đi bộ dưới lối đi rợp bóng cây đó trước đây rồi.

Bạn có thể cảm thấy hơi mất phương hướng và tự hỏi điều gì đang xảy ra, đặc biệt khi bạn trải nghiệm déjà vu lần đầu tiên.

Thường thì không có gì phải lo lắng. Mặc dù déjà vu có thể đi kèm với cơn động kinh ở những người bị động kinh thùy thái dương, nhưng nó cũng xảy ra ở những người không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Không có bằng chứng thuyết phục về mức độ phổ biến của hiện tượng này, nhưng các ước tính khác nhau cho thấy có khoảng 60 - 80% dân số có trải qua cảm giác này.

Mặc dù déjà vu khá phổ biến, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, nhưng các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Tuy nhiên, họ đã đưa ra một số giả thuyết về những nguyên nhân có khả năng lớn nhất.  

Vậy điều gì gây ra déjà vu?

Rất nhiều người trong số chúng ta gặp hiện tượng déjà vu nhưng không biết nguyên nhân tại sao. Nguồn: Medical News TodayRất nhiều người trong số chúng ta gặp hiện tượng déjà vu nhưng không biết nguyên nhân tại sao. Nguồn: Medical News Today

Các nhà nghiên cứu không thể nghiên cứu déjà vu một cách dễ dàng được, một phần vì nó xảy ra bất ngờ và gặp ở những người không có nguy cơ tiềm ẩn nào về mặt sức khỏe.

Hơn nữa, trải nghiệm déjà vu có xu hướng kết thúc nhanh chóng như khi bắt đầu. Cảm giác có thể thoáng qua đến nỗi nếu bạn không biết nhiều về déjà vu, bạn thậm chí có thể không nhận ra điều gì vừa xảy ra. Bạn có thể cảm thấy hơi bất an nhưng cũng sẽ nhanh chóng rũ bỏ cảm giác này.

Các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân khác nhau của déjà vu. Hầu hết đồng ý rằng chúng có thể liên quan đến trí nhớ theo một cách nào đó. Dưới đây là một số giả thuyết được chấp nhận rộng rãi. 

Phân tách nhận thức (Split perception) 

Giả thuyết về phân tách nhận thức cho thấy déjà vu xảy ra khi bạn nhìn thấy điều gì đó tại hai thời điểm khác nhau. 

Lần đầu tiên bạn nhìn thấy một thứ gì đó, bạn có thể đang không quá để ý hoặc đang bị phân tâm.

Bộ não của bạn có thể bắt đầu hình thành trí nhớ về những gì bạn thấy ngay cả với lượng thông tin hạn chế bạn nhận được từ một cái nhìn ngắn ngủi.

Nếu lần đầu tiên bạn nhìn thấy điều gì đó, chẳng hạn như cảnh sườn đồi, bạn không quá chú ý đến nó, lần tiếp theo bạn gặp lại cảnh này thì bạn có thể tin rằng mình đang nhìn nó lần đầu tiên. Nhưng bộ não của bạn có thể nhớ lại bối cảnh trước đó, ngay cả khi bạn không nhận thức được hoàn toàn những gì bạn đã quan sát thấy. Vì vậy, bạn đã trải qua déjà vu

Hay nói cách khác, bởi vì bạn không chú ý nhiều vào lần đầu tiên trải nghiệm đó xuất hiện trong nhận thức của bạn, nên có cảm giác như đó là hai sự kiện khác nhau. Nhưng thực ra đó chỉ là một nhận thức liên tục về cùng một sự kiện.  

“Trục trặc nhỏ” ở não (Minor brain circuit malfunctions) 

https://www.healthline.com/health/mental-health/what-causes-deja-vu

Một giả thuyết khác cho rằng déjà vu xảy ra khi não của bạn gặp chút “trục trặc”, có thể nói là trải qua một sự cố ngắn - tương tự như những gì xảy ra trong cơn động kinh.

Nói cách khác, nó có thể xảy ra dưới dạng một sự hòa trộn khi phần não đảm nhận theo dõi các sự kiện hiện tại và phần não có nhiệm vụ nhớ lại ký ức đều đang hoạt động cùng một lúc. 

Bộ não của bạn hiểu nhầm những gì đang xảy ra trong hiện tại giống như một ký ức hoặc điều gì đó đã xảy ra. 

Loại rối loạn chức năng não này thường không đáng lo ngại trừ khi nó xảy ra thường xuyên.

Một số chuyên gia tin rằng có một dạng “trục trặc” khác của não cũng có thể gây ra chứng déjà vu.

Khi bộ não của bạn tiếp nhận thông tin, thông tin đó thường đi theo một con đường cụ thể từ bộ nhớ lưu trữ ngắn hạn đến bộ nhớ dài hạn. Giả thuyết cho thấy rằng, đôi khi, ký ức ngắn hạn có thể là con đường tắt để đi đến vùng lưu trữ trí nhớ dài hạn. 

Điều này có thể khiến bạn cảm thấy như thể đang lục lại một kí ức từ rất lâu chứ không phải là một kí ức vừa xảy ra cách đó vài giây. 

Một giả thuyết khác đưa ra lời giải thích về quá trình xử lý thông tin bị trì hoãn. 

Khi bạn quan sát một thứ gì đó, thông tin bạn tiếp nhận thông qua các giác quan sẽ được truyền đến não của bạn theo hai con đường riêng biệt. Một trong hai con đường sẽ đưa thông tin đến não của bạn nhanh hơn một chút so với con đường còn lại. Sự chậm trễ này có thể không đáng kể một chút nào, nhưng nó vẫn khiến bộ não của bạn nhầm sự kiện đơn lẻ này thành hai trải nghiệm khác nhau.

Nhớ lại ký ức (Memory recall) 

Nhiều chuyên gia tin rằng déjà vu liên quan đến cách bạn xử lý và nhớ lại ký ức.

Một nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học bang Colorado đã phát hiện ra rằng déjà vu có thể xảy ra với mục đích phản ứng với một sự kiện tương tự mà bạn có thể đã từng trải qua trong quá khứ nhưng không nhớ vì một số lý do nào đó. 

Mặc dù bạn không thể nhớ ra, bộ não của bạn vẫn biết là bạn đang ở trong tình huống tương tự.

Quá trình ghi nhớ ngầm này dẫn đến cảm giác quen thuộc kỳ lạ. Nếu bạn có thể nhớ lại ký ức tương tự, bạn sẽ có thể liên kết cả hai và có thể sẽ không gặp phải tình trạng déjà vu.

Điều này thường xảy ra khi bạn nhìn thấy một cảnh cụ thể, chẳng hạn như bên trong một tòa nhà hoặc một bức tranh toàn cảnh tự nhiên, chúng rất giống với cảnh mà bạn không nhớ rõ.

Bạn có thể đã trải nghiệm điều này rồi. Nhiều người báo cáo rằng trải nghiệm déjà vu mang đến một niềm tin mạnh mẽ về việc sẽ biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng nghiên cứu này chỉ ra rằng ngay cả khi bạn cảm thấy chắc chắn rằng bạn có thể dự đoán những gì bạn sắp thấy hoặc sắp trải qua thì thường điều này sẽ không xảy ra. 

Sẽ cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn để giải thích rõ về hiện tượng tiên đoán này cũng như là hiện tượng déjà vu nói chung. 

Giả thuyết này dựa trên ý tưởng rằng mọi người có xu hướng trải nghiệm cảm giác quen thuộc khi họ bắt gặp một cảnh có điểm tương đồng với thứ mà họ đã thấy trước đây.

Đây là một ví dụ: hôm nay là ngày đầu tiên bạn đi làm với một công việc mới. Khi bạn bước chân vào văn phòng, ngay lập tức bạn cảm thấy vô cùng ngạc nhiên với cảm giác choáng ngợp mà bạn đã cảm thấy trước đây. 

Màu gỗ của bàn làm việc, tờ lịch rất đẹp trên tường, cái cây trong góc phòng, ánh sáng tràn vào từ cửa sổ - tất cả đều vô cùng quen thuộc đối với bạn. 

Bạn chưa bao giờ bước vào một căn phòng có cách bài trí và sắp xếp đồ nội thất tương tự thì rất có thể bạn đang gặp hiện tượng déjà vu bởi vì bạn có một chút kí ức đối về căn phòng đó nhưng không thể nhớ rõ về nó. 

Thay vào đó bạn chỉ cảm thấy như thể là đã nhìn thấy căn phòng mới đó rồi mặc dù bạn chưa từng thấy nó bao giờ. 

Nghiên cứu này cũng khám phá ra rằng con người có xu hướng trải nghiệm hiện tượng déjà vu thường xuyên hơn khi nhìn thấy những thứ họ đã từng thấy nhưng không nhớ. 

Những cách giải thích khác

Có một số cách giải thích khác cho hiện tượng déjà vu. 

Déjà vu có thể liên quan đến một số loại trải nghiệm tâm linh, chẳng hạn như nhớ lại điều gì đó bạn đã trải qua trong kiếp trước hoặc trong một giấc mơ. Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào chứng minh cho một trong hai ý tưởng này.

Các nền văn hóa khác nhau cũng mô tả trải nghiệm theo nhiều cách khác nhau.

Vì “déjà vu” trong tiếng Pháp có nghĩa là “đã thấy”, các tác giả của một nghiên cứu năm 2015 đã tự hỏi liệu trải nghiệm của người Pháp về hiện tượng này có khác biệt không vì những người nói tiếng Pháp cũng dùng thuật ngữ này để mô tả chi tiết hơn về một trải nghiệm đã nhìn thấy một điều gì trước đó. 

Phát hiện của họ không làm sáng tỏ được nguyên nhân tiềm ẩn của déjà vu, nhưng họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy những người tham gia nghiên cứu tiếng Pháp có xu hướng thấy déjà vu đáng lo ngại hơn những người nói tiếng Anh. 

Khi nào cần lo lắng

Déjà vu thường không có nguyên nhân là bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nó có thể xảy ra ngay trước hoặc trong cơn co giật động kinh.

Nhiều người hoặc người thân của họ bị co giật thường nhận ra vấn đề khá nhanh chóng. 

Tuy nhiên, các cơn co giật khu trú (focal seizure), mặc dù phổ biến, nhưng không phải lúc nào cũng có thể nhận biết ngay được là cơn động kinh.

Các cơn co giật khu trú chỉ bắt đầu ở một phần não của bạn, dù chúng có thể lan ra các phần khác. Chúng kéo dài trong thời gian rất ngắn, có thể một hoặc hai phút, nhưng cũng có thể kết thúc chỉ sau vài giây.

Bạn sẽ không bị mất ý thức và có thể hoàn toàn nhận thức được xung quanh. Nhưng bạn có thể không phản ứng hoặc trả lời được, vì vậy người khác có thể cho rằng bạn đang nhìn chằm chằm vào không gian, chìm đắm trong suy nghĩ.

Déjà vu thường xảy ra trước một cơn động kinh khu trú. Bạn có thể gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Co giật hoặc mất kiểm soát cơ
  • Gián đoạn cảm giác hoặc ảo giác, bao gồm nếm, ngửi, nghe hoặc nhìn những thứ không có ở đó.
  • Lặp đi lặp lại các chuyển động không chủ ý, như chớp mắt hoặc càu nhàu
  • Có cảm xúc dâng trào mà bạn không thể giải thích

Nếu bạn từng gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng déjà vu (hơn một lần một tháng), bạn nên gặp bác sĩ để loại trừ bất kỳ nguyên nhân tiềm ẩn nào.

Déjà vu có thể là một trong những triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ (dementia). Một số người sống chung với chứng sa sút trí tuệ thậm chí có thể tạo ra những hồi ức giả để phản ứng lại với những trải nghiệm Déjà vu lặp đi lặp lại.

Chứng sa sút trí tuệ rất nghiêm trọng, vì vậy tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức khi có bất kỳ triệu chứng nào của bản thân hoặc người thân.

Kết luận quan trọng

Déjà vu mô tả cảm giác kỳ lạ mà bạn đã trải qua điều gì đó, ngay cả khi bạn biết là mình chưa từng có.

Các chuyên gia đồng ý rằng hiện tượng này có thể liên quan đến trí nhớ theo một cách nào đó. Vì vậy, nếu bạn gặp hiện tượng déjà vu, bạn có thể đã trải qua một sự kiện tương tự trước đây, chỉ là bạn không thể nhớ rõ nó.

Nếu hiện tượng này chỉ xảy ra một lần, có thể bạn không cần phải lo lắng về nó (mặc dù bạn có thể cảm thấy hơi lạ). Nhưng bạn có thể gặp nhiều hơn nếu bạn đang mệt mỏi hoặc căng thẳng.

Nếu đây là một trải nghiệm thường xuyên đối với bạn và bạn không có các triệu chứng liên quan đến động kinh, thì việc thực hiện các giải pháp để giảm bớt căng thẳng và nghỉ ngơi nhiều hơn có thể hữu ích.

Câu hỏi liên quan

Bình tĩnh Chăm lo cho cơ thể Cố gắng tận dụng Dejavu
Xem thêm
Hiện tượng Déjà vu là sự đánh lừa của các giác quan trong cơ thể Hiện tượng Déjà vu là cảm giác mà một người cảm nhận rằng mình đã sống qua hoàn cảnh đó trong quá khứ. Cụm từ này dịch theo nghĩa đen là “đã thấy”. Mặc dù một số giải thích Déjà vu theo trường phái huyền bí. Trong khi các nền khoa học chính thống bác bỏ cách giải thích Déjà vu là “nhận thức trước” hoặc “tiên tri”. Những người đã trải qua cảm giác này mô tả nó như một cảm giác vô cùng quen thuộc với một sự việc hoặc một tình huống nào đó. Mặc dù thực tế tình huống, sự việc ấy chưa từng xảy ra trong quá khứ. Hoặc chưa hề xuất hiện trong những giấc mơ.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Deja vu
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!