Ngứa mắt: Nguyên nhân và lựa chọn điều trị

Mắt bị ngứa, sưng là triệu chứng thường gặp và là lý do phổ biến nhất để một bệnh nhân đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, bao gồm cả dị ứng và nhiễm trùng.

Video cách trị ngứa mắt do dị ứng hiệu quả

Trong bài viết này, chúng ta cùng điểm qua một số nguyên nhân gây ngứa mắt. Khi nào thì một tình trạng ngứa mắt nên đến gặp bác sĩ và có những biện pháp điều trị nào cho vấn đề này.

Nguyên nhân gây ngứa mắt

Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng ngứa mắt cũng như các triệu chứng đi kèm khác, ví dụ như: 

Viêm kết mạc kích ứng

Đây là tình trạng viêm giác mạc và kết mạc (màng bao phủ phía trước của mắt). Bệnh có xu hướng di truyền, biều hiện bằng phản ứng dị ứng bất thường với một chất gây dị ứng cụ thể. Người bệnh viêm kết mạc dị ứng sản xuất lượng kháng thể cao hơn mức trung bình và những kháng thể này có thể ảnh hưởng đến họ quanh năm.

Nếu tình trạng không được điều trị, các biến chứng sau có thể xảy ra:

  • Loét giác mạc
  • Sẹo giác mạc
  • Đục thủy tinh thể
  • Giác mạc hình nón: Giác mạc mỏng đi và gây ra một khối phồng hình nón tiến triển
  • Mạch máu giác mạc: Nơi các mạch máu phát triển vào giác mạc

Viêm kết mạc mùa xuân 

Đây là một trường hợp khác của viêm kết mạc. Bệnh thường gặp ở trẻ nam.

Mặc dù thường là tình trạng theo mùa, nhưng có một số trường hợp bệnh xảy ra quanh năm. Viêm kết mạc mùa xuân nặng có thể dẫn đến loét và sẹo giác mạc.

Viêm kết mạc dị ứng

Phấn trang điểm, kem dưỡng da và các sản phẩm khác khi sử dụng quanh mắt có thể gây ngứa và kích ứng (nguồn ảnh: Pinterest)Phấn trang điểm, kem dưỡng da và các sản phẩm khác khi sử dụng quanh mắt có thể gây ngứa và kích ứng (nguồn ảnh: Pinterest)

Viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi lớp màng bên trong bao phủ mắt bị kích ứng bởi chất gây dị ứng. Một số nguyên nhân phổ biến của phản ứng dị ứng này bao gồm:

  • Phấn hoa
  • Nấm mốc
  • Cỏ dại
  • Lông thú cưng
  • Bụi
  • Mạt nhà
  • Các chất gây kích ứng, chẳng hạn như phấn trang điểm, kem dưỡng da hoặc dung dịch kính áp tròng

Viêm da dị ứng

Là một dạng của bệnh chàm, tình trạng này dẫn đến các mảng da khô và đóng vảy. Nó có thể gây khó chịu cho vùng da xung quanh mắt, cũng như các bộ phận khác của cơ thể.

Khô mắt

Khi mắt thiếu độ ẩm và chất nhờn, tình trạng khô mắt có thể xảy ra. Đôi mắt không được bảo vệ tốt và nhạy cảm hơn với bụi hoặc các hạt khác trong không khí. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm và sẹo giác mạc.

Rối loạn chức năng bờ mi (tuyến Meibomian)

Các tuyến Meibomian nằm ở mí mắt trên và dưới có nhiệm vụ tiết ra chất dầu. Khi các tuyến này bị tắc nghẽn hoặc phát triển bất thường, nước mắt tiết ra sẽ không chứa đủ lượng dầu cần thiết để duy trì độ ẩm cho mắt.

Viêm bờ mi

Đây là tình trạng viêm mí mắt do tụ cầu và có thể cả kí sinh trùng gây nên.

Viêm kết mạc do kính áp tròng

Những người đeo kính áp tròng đôi khi có thể bị nhiễm trùng do sử dụng và vệ sinh không đúng cách. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm và sẹo giác mạc.

Viêm kết mạc dị ứng nhú gai khổng lồ

Tình trạng mắt này thường liên quan đến một số phản ứng dị ứng và có thể xuất hiện dưới dạng các nốt sưng lớn dưới mí mắt.

Nguyên nhân bao gồm:

  • Viêm kết mạc mùa xuân
  • Viêm kết mạc dị ứng
  • Sử dụng kính áp tròng
  • Sử dụng mắt nhân tạo
  • Vết khâu xung quanh mi mắt giác mạc bị lộ ra ngoài

Viêm kết mạc nhiễm trùng

Viêm kết mạc nhiễm trùng có thể do vi khuẩn hoặc virus với những đường vào khác nhau (nguồn ảnh: https://journals.healio.com/)Viêm kết mạc nhiễm trùng có thể do vi khuẩn hoặc virus với những đường vào khác nhau (nguồn ảnh: https://journals.healio.com/)

Đôi mắt không có khả năng miễn dịch với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút gây ra. Một số vi khuẩn phổ biến được tìm thấy trong bệnh viêm kết mạc nhiễm trùng bao gồm:

  • Lậu cầu
  • Não mô mầu
  • Phế cầu
  • Haemophilus influenza
  • Tụ cầu vàng
  • Chlamydia trachomatis

Nhiễm virus cũng khá phổ biến, thường do adenovirus, herpes simplex và herpes zoster gây ra.

Các nguyên nhân khác

Đôi khi, một số loại thuốc có thể gây ra các vấn đề về mắt và các tác dụng phụ như khô mắt. Những loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc tránh thai
  • Một số loại kháng sinh như penicillin
  • Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen và acetaminophen
  • Thuốc thông mũi bao gồm thuốc kháng histamine
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Nước mắt nhân tạo
  • Một số loại thuốc trị mụn
Các yếu tố môi trường như sử dụng máy tính kéo dài có liên quan đến hội chứng khô mắt (nguồn ảnh: Pinterest)Các yếu tố môi trường như sử dụng máy tính kéo dài có liên quan đến hội chứng khô mắt (nguồn ảnh: Pinterest)

Khô mắt cũng có thể góp phần dẫn đến ngứa mắt. Chúng có thể do các nguyên nhân từ môi trường hay bệnh lý khác, bao gồm:

  • Sử dụng máy tính
  • Quá trình lão hóa bình thường, đặc biệt là ở những người trên 50 tuổi
  • Thời kỳ mãn kinh
  • Các yếu tố môi trường, chẳng hạn như gió, không khí khô, sử dụng điều hòa, khói thuốc lá.
  • Các tình trạng bệnh lý như tiểu đường, bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý làm cho mi mắt không thể khép kín.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Các vấn đề về mắt đôi khi cần được thăm khám bởi các bác sĩ nhãn khoa, và trong một số trường hợp là thăm khám điều trị cấp cứu. Mọi người cần được chăm sóc y tế khẩn cấp nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Đau mắt dữ dội
  • Mất thị lực đột ngột
  • Đỏ mắt kèm theo đau
  • Thay đổi thị giác, chẳng hạn như nhìn thấy các vòng tròn xung quanh ánh sáng
  • Trường nhìn thấy có bóng mờ, mạng nhện hoặc nhìn vật thành hình chuỗi
  • Mờ mắt đột ngột
  • Nhìn đôi
  • Hai mắt đột ngột hội tụ lại phía gốc mũi hoặc di chuyển sang vị trí khác không cố định
  • Mắt lồi
  • Sưng mắt
  • Dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như đóng vảy hoặc tiết dịch
  • Chảy quá nhiều nước mắt
  • Mí mắt dính vào nhau, đặc biệt là khi thức dậy

Điều trị ngứa mắt

Các lựa chọn điều trị ngứa mắt sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Có thể là điều trị thực thụ hoặc thay đổi lối sống. Ví dụ như: 

Sử dụng máy tạo độ ẩm tại nhà có thể giúp điều chỉnh độ ẩm trong không khí và giảm ngứa mắt (nguồn ảnh: Pinterest)Sử dụng máy tạo độ ẩm tại nhà có thể giúp điều chỉnh độ ẩm trong không khí và giảm ngứa mắt (nguồn ảnh: Pinterest)

  • Xác định tác nhân gây ngứa mắt và tránh xa nó
  • Chườm mát hoặc chườm ấm
  • Giữ gìn vệ sinh mắt tốt
  • Ngừng sử dụng kính áp tròng hoặc sử dụng một loại khác
  • Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm không khí
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo
  • Làm sạch mắt bằng dung dịch nước muối
  • Dùng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác
  • Sử dụng thuốc thông mũi không kê đơn
  • Kết hợp thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine
  • Thuốc bôi mắt tăng tiết nước mắt
  • Sử dụng thuốc kháng histamine đường uống hoặc xịt mũi và chất ổn định tế bào mast
  • Tiêm steroid trên mí mắt trên

Các bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân để chọn ra phương pháp phù hợp dựa trên các bệnh đang điều trị và tiền sử trước đó.

Dự phòng

Việc phòng ngừa ngứa mắt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Bạn cần phải đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh về mắt cũng như nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ cũng sẽ chỉ định một số biện pháp nhằm làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Mọi người cũng có thể thực hiện một số biện pháp để có một đôi mắt khỏe mạnh. Ví dụ như:

  • Làm ẩm không khí trong nhà nếu bạn sống ở khu vực khô hoặc sử dụng nhiệt khô để giữ ấm vào mùa đông.
  • Vệ sinh các bộ lọc trong máy tạo ẩm một cách cẩn thận và thường xuyên. Cân nhắc bộ lọc HEPA để làm sạch không khí.
  • Thay đổi bộ lọc trong hệ thống điều hòa không khí và hệ thống sưởi theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Tránh dụi mắt: Nếu đau mắt, bạn nên ngồi xuống và chườm mát thư giãn trong 10 phút.
  • Tránh khói thuốc: Tránh dùng nến thơm ví chúng có thể gây khó chịu cho mắt. Bất kỳ ngọn nến nào cũng làm ô nhiễm không khí bằng muội than và các chất gây kích ứng.
  • Không sử dụng các sản phẩm gây dị ứng xung quanh khu vực mắt.
  • Thực hiện theo một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm vitamin A và axit béo omega-3.
  • Nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, hãy ở trong nhà khi môi trường có hàm lượng phấn hoa cao.
  • Sử dụng thiết bị bảo vệ mắt nếu môi trường làm việc nhiều bụi hoặc cát. Đeo kính râm khi đi ra gió và nắng không chỉ giúp bạn trông ngầu hơn mà còn giúp bảo vệ mắt.

Các mùi mạnh, chẳng hạn như hóa chất tẩy rửa, nước hoa, chất tạo mùi hoặc thậm chí là hành tây có thể gây khó chịu, gây viêm và tạo ra một môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn xâm nhập. Mọi người nên cố gắng tránh những điều này nếu có thể.

Câu hỏi liên quan

Cách chữa ngứa mắt tự nhiên: Đắp dưa chuột, Chườm túi đá, Chườm túi trà, Đắp nước ép nha đam (lô hội),...
Xem thêm
Nếu đột nhiên gặp tình trạng ngứa mắt, bạn có thể nhỏ những loại thuốc nhỏ mắt sau đây: Thuốc nhỏ mắt Rohto Vita, Thuốc nhỏ mắt Tobrex, Thuốc nhỏ mắt Sancoba, Thuốc nhỏ mắt Osla
Xem thêm
Ngứa mắt do dị ứng là chứng bệnh rất thường gặp, đặc biệt ở người có cơ địa dị ứng.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ngứa mắt
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!