Nấm da đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Nấm da đầu là bệnh lý da liễu khá phổ biến, dễ lây lan, dù không nguy hiểm song gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Cách trị nấm da đầu không khó, nhưng cần điều trị đúng nguyên nhân, kiên trì và dứt điểm.

Video Tôi Đã giảm Gàu hiệu quả - bớt ngứa bằng 5 cách đơn giản này 

Nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu là một bệnh da liễu thường gặp, gây ngứa ngáy và rụng tóc. Sau một thời gian nhiễm bệnh sẽ có những vảy nhỏ bong tróc, ở khu vực nhiễm bệnh hình thành cảng mảng lớn màu trắng rất khó chịu và mất thẩm mỹ. 

Trên da, bao gồm cả da đầu tồn tại rất nhiều loại nấm vô hại. Trong một số trường hợp, các loại nấm này có thể được cung cấp môi trường thuận lợi để phát triển và sinh sôi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm nấm. Nấm có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Tuy nhiên, nấm thường phổ biến ở móng tay, móng chân và trên da đầu.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ mắc nấm da dầu

Da đầu bị nhiễm nấm chủ yếu là do nấm sợi thuộc loài nấm Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào các sợi tóc gây ra. Hai loài nấm này, thường cư trú ở vùng da đầu ẩm ướt.

Nguồn bệnh chủ yếu là người, ngoài ra có thể có từ một số loại súc vật như chó, mèo. Nấm có thể tồn tại lâu dài, dai dẳng ở vật dụng bị nhiễm. Bệnh lây trực tiếp từ da, qua da, nhưng cách thường gặp là gián tiếp qua việc dùng chung lược, mũ, gối…với người bệnh.

Dưới đây là các yếu tố chính tạo nên môi trường thuận lợi cho nấm phát triển là:

  • Vệ sinh da đầu không sạch sẽ

Việc vệ sinh da đầu không sạch sẽ dẫn đến tình trạng mồ hôi kết hợp với bụi bẩn và các tế bào chết, tạo nên môi trường ẩm ướt thuận lợi cho sự phát triển của nấm. Đồng thời trong quá trình gội đầu việc vệ sinh không đúng cách, gãi và chà xát quá mạnh sẽ làm cho da đầu bị trầy xước. Khi da đầu bị tổn thương thì nấm sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công vào sâu bên trong hơn. 

  • Thói quen sinh hoạt: 

Những người làm việc bận rộn, do không có thời gian nên thường để đầu quá bẩn rồi mới gội. Hoặc những người có thói quen gội đầu vào buổi tối, không sấy tóc khô hẳn mà đã lên giường đi ngủ. Chính những thói quen này là yếu tố làm bệnh phát sinh. Đồng thời, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người bị bệnh như: lược, mũ, chăn gối cũng dễ bị nhiễm nấm.

Chỉ gội đầu khi tóc quá bẩn, thói quen này sẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho nấm xâm nhập vào sợi tóc 

  • Lây nhiễm từ động vật

Thú cưng hay vật nuôi trong gia đình dễ bị các loại nấm xâm nhập, nếu không được vệ sinh tắm rửa sạch sẽ. Khi tiếp xúc trực tiếp với chúng, bạn có thể bị nhiễm nấm. Bởi vì, những loại nấm này có khả năng lây sang người.

Ngoài ra, đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm da đầu cao hơn người khác, bao gồm:

  • Có hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Bệnh tiểu đường
  • Suy giáp
  • Mang thai
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, corticosteroid hoặc thuốc ngừa thai
  • Nhỏ hơn 5 tuổi hoặc trên 55 tuổi
  • Mắc các bệnh viêm da khác

Biến chứng của nấm da đầu

Nhiễm trùng nấm da đầu có thể cần một thời gian để chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu người bệnh không có biện pháp khắc phục và điều trị hợp lý có thể dẫn đến tình trạng tích tụ vẩy da, tế bào chết. Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên ngứa ngáy dẫn đến việc gãi, cào xước thường xuyên dẫn đến áp xe do nấm còn có tên khoa học là Kerion. 

Biến chứng của nấm da đầu Các biểu hiện cơ bản của Kerion bao gồm da đầu bị sưng phồng, chảy mủ màu vàng hoặc xanh nhạt, hình thành các vết nứt tạo điều kiện cho nấm chui vào da đầu, máu gây ra một số bệnh nguy hiểm khác, bao gồm cả ghẻ trên da đầu.

Ngoài ra, nấm da đầu kéo dài có thể dẫn đến việc hỏng hoặc suy yếu các nang tóc và gây rụng tóc. Điều này đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân suy tuyến giáp. Nấm da đầu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng hói đầu, nhiễm trùng da đầu, nhiễm trùng máu,… Do đó nếu nhận thấy dấu hiệu nấm da đầu, hãy thông báo cho bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn.

Biểu hiện và chẩn đoán nấm da đầu

Nấm da đầu

Các biểu hiện thường gặp theo mức độ bệnh nặng tăng dần là:

  • Da đầu nổi nhiều gàu: là dấu hiệu đầu tiên khi bệnh xuất hiện. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây là biểu hiện bình thường và không quan tâm đến.
  • Ngứa ngáy, xuất hiện mụn da đầu: Khiến người bệnh gãi ngứa liên tục, có thể làm cho da đầu bị trầy xước, thậm chí là chảy máu và đóng vảy.
  • Rụng tóc nhiều: là dấu hiệu chứng tỏ bệnh đã chuyển biến nặng.

Để chuẩn đoán, ngoài việc dựa vào các biểu hiện, cần làm các xét nghiệm: soi tươi bệnh phẩm là mảng vẩy da đầu hoặc chất bám trên tóc. Nuôi cấy trong môi trường đạm thạch để chẩn đoán xác định loại nấm và có phác đồ điều trị thích hợp.

Cần phân biệt nấm da đầu với một số tình trạng bệnh lý như: vảy nến da đầu, chàm da đầu.

Cách điều trị

Trị nấm da đầu bằng thuốc

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng do nấm có thể được điều trị dễ dàng bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị không kê đơn dưới dạng dầu gội và thuốc mỡ. Những trường hợp nặng sẽ phải kết hợp với thuốc đường uống.

  • Thuốc trị nấm dạng bôi và gội

Thuốc sử dụng trực tiếp lên vùng da đầu nhiễm nấm, giúp giảm ngứa và diệt nấm nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm là thuốc khó tiếp cận hoàn toàn tế bào nấm do tóc che khuất, đôi khi phải loại bỏ tóc hoàn toàn để bôi thuốc. Một số loại thuốc bôi trị nấm thường dùng như: Miconazol, Ketoconazole, Naftifine, Fluconazole, Clotrimazol,…

  • Thuốc trị nấm dạng uống

Ưu điểm của thuốc trị nấm dạng uống là có thể đặc trị dứt điểm, tạo khả năng kháng nấm từ bên trong cơ thể. Tuy nhiên các loại thuốc này thường gây 1 số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, chóng mặt, nổi mề đay, phát ban,… Đặc biệt khi sử dụng cho trẻ nhỏ, cần theo dõi sát sao và can thiệp y tế nếu trẻ có dấu hiệu bất thường.

Hai loại thuốc uống trị nấm phổ biến hiện nay là: Griseofulvin điều trị trong 8 - 10 tuần, Terbinafine điều trị trong 4 - 6 tuần.

Phương pháp trị nấm tự nhiên

Các biện pháp tự nhiên sau hiệu quả với các trường hợp nấm da đầu nhẹ hoặc bệnh nhân có thể sử dụng kết hợp với điều trị bằng thuốc để tăng hiệu quả. 

  • Dùng chanh

Chanh chứa acid tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm tốtChanh chứa acid tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm tốt. Cách trị nấm bằng chanh là sử dụng nước cốt chanh pha loãng, thoa hỗn hợp lên tóc và massage trong 10 - 15 phút trước khi xả sạch.

  • Dùng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có tác dụng chống nấm và thúc đẩy làm lành tổn thương da. Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần 1 - 2 giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất trộn với dầu dừa để ủ tóc. Thực hiện cách ngày kiên trì để thấy được kết quả.

  • Dầu dừa

Massage da đầu bằng dầu dừa từ 1 - 2 phút không những giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu do nấm da đầu mà tinh chất dưỡng còn nuôi dưỡng tóc rất tốt. 

Dầu dừa giúp giảm ngứa và nuôi dưỡng tóc rất tốt

  • Giấm

Pha loãng giấm với nước, bạn đã có được một dung dịch tẩy tế bào chết, giảm gàu và ngứa hiệu quả.

Chú ý khi điều trị 

Nấm đầu dễ lây lan, vì vậy ngay khi cảm thấy có dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý, bệnh nấm da đầu có thể chữa khỏi. Nếu trên đầu có quá nhiều gàu kèm theo các dấu hiệu như ngứa, tóc bết và có mùi, xuất hiện mụn đỏ... nên đi khám da liễu ngay để giúp tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Tuyệt đối không được cào và gãi mạnh da đầu để tránh gây tổn thương và khiến gàu, nấm lan rộng hơn. Không tự ý mua thuốc để uống và bôi khi chưa có chỉ định hay tư vấn của bác sĩ. 

Biện pháp phòng bệnh nấm da đầu

Để hạn chế tình trạng lây lan của bệnh, khi thời tiết nắng nóng cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt những nơi như nhà trẻ, trường học, ký túc xá... Dùng dầu gội đầu sạch hằng ngày, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu, phải xả nước sạch nhiều lần khi gội đầu và luôn giữ cho tóc khô ráo, sạch sẽ. Đồng thời làm cho tóc khô ngay sau khi gội đầu và lúc đi ngoài mưa về.

Không nên đội các loại mũ quá chật, đội mũ với thời gian quá lâu làm tóc bị ẩm, dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển gây bệnh.

Không dùng chung lược, gối, mũ, chậu giặt….với người bị bệnh

Điều trị sớm, triệt để các bệnh nấm da khác trên cơ thể 

Câu hỏi liên quan

Kentax 2% – Kem bôi trị nấm da đầu; Thuốc bôi trị nấm da đầu, gàu Jasunny; Thuốc trị nấm da đầu Ezema 50; Thuốc kháng nấm đường uống Griseofulvin 500mg; Ketoconazole 200mg ; Nizoral Cream ; Kem bôi Canesten ; Dipolac G ; Lamisil Cream.
Xem thêm
Nấm da đầu là tình trạng do một số nấm tấn công và phá hủy bề mặt da đầu khiến da bị tổn thương, nổi mụn nước, viêm loét, thậm chí gãy rụng tóc. Căn bệnh này nếu không được phát hiện sớm và can thiệp y khoa kịp thời, người bệnh có khả năng cao đứng trước nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lí.
Xem thêm
Không giữ vệ sinh sạch sẽ; Để đầu tóc ẩm ướt (đổ mồ hôi hoặc nằm ngủ ngay sau khi gội đầu); Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị nấm da đầu;...
Xem thêm
Tùy vào cơ địa và tác nhân nấm gây bệnh, nấm da đầu sẽ phát triển theo 3 giai đoạn sau với triệu chứng đặc trưng
Xem thêm
Dầu gội Selsun; Dầu gội Nizoral; Dầu gội Antisol; Dầu gội Haicneal ; Dầu gội Thái Dương 7; Dầu gội Vichy Dercos Anti Dandruff; Dầu gội Ducray; Dầu gội Mochi ; Dầu gội Lancopharm Exitans Anti Dandruff ; Dầu gội ISIS Pharma ILCAPIL KR.
Xem thêm
Nấm da đầu là một tình trạng do nhiễm nấm. Đây là bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm mốc gọi là các chất ermatophytes. Bệnh thường xuất hiện với những mảng màu trắng, đóng vảy trên da đầu và gây ngứa. Trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng và viêm nặng có thể dẫn đến sẹo hoặc rụng tóc vĩnh viễn.
Xem thêm
Sử dụng thuốc trị nấm; Giữ vệ sinh sạch sẽ da đầu; Không đội mũ quá chật; Khám và điều trị sớm; Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh; Không dùng chung vật dụng cá nhân; Tuyệt đối không cào, gãi mạnh da đầu.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nấm da đầu
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!