Mụn đinh râu: Dấu hiệu nhận biết, điều trị, biến chứng và phòng ngừa

Mụn đinh râu hay còn gọi là mụn đầu đinh. Khi nhìn qua rất nhiều người sẽ lầm tưởng loại mụn này với mụn trứng cá do biểu hiện bên ngoài khá giống nhau như sưng đỏ da, xuất hiện mụn trắng ở ngòi mụn và gây đau.

Video mụn đinh râu là gì nguyên nhân và cách trị 

Nhưng thực tế đây là loại mụn rất độc và khó điều trị, phần đầu của mụn đinh râu thường rất cứng và gây đau nhức nhiều. Nếu mụn phát triển mạnh, bệnh nhân còn có thể xuất hiện triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, sốt cao và buồn nôn.

Mụn đinh râu có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi cũng như giới tính. Mụn trứng cá là giai đoạn đầu của mụn đinh râu, nếu bạn nặn mụn không đúng cách, gây nhiễm trùng sẽ tạo điều kiện cho mụn đinh râu phát triển. Loại mụn này cũng có thể hình thành ở vùng da xuất hiện vết thương hở bị nhiễm trùng, dễ gặp nhất là vùng da xung quanh miệng do ảnh hưởng từ việc nhổ râu, cạo râu, xăm môi,… Ngoài ra, mụn đinh râu cũng có thể tự phát do ảnh hưởng từ yếu tố cơ địa.

Thông thường, thời gian phát triển của mụn đinh râu sẽ kéo dài từ 8 – 10 ngày và trải qua 3 giai đoạn chính là:

  • Giai đoạn 1: Mụn mới xuất hiện khiến làn da tổn thương bị viêm tấy, sưng đỏ và gây đau nhức.
  • Giai đoạn 2: Xuất hiện ngòi mụn, nhân mụn cũng bắt đầu hình thành kèm theo mủ trắng.
  • Giai đoạn 3: Mủ trắng thoát ra bên ngoài ngòi mụn và để lại sẹo trên da sau khi lành.

Triệu chứng mụn đinh râu

Nhiều người thường nhầm lẫn mụn đinh râu với mụn trứng cá ngay từ giai đoạn đầu và tiến hành xử lý sai cách, điều này đã làm gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để có thể phân biệt mụn đinh râu với các loại mụn khác thì bạn nên chú ý vào các dấu hiệu đặc trưng sau đây:

  • Xuất hiện vết tấy đỏ sưng đau tại vùng da quanh miệng như mép, cằm, mũi,… Các nốt mụn đinh râu thường mọc riêng lẻ, khi dùng tay sờ vào sẽ thấy cứng
  • Sau 2 ngày, vùng da bị sưng đỏ bắt đầu xuất hiện ngòi mụn và có mủ trắng bên trong cồi mụn. Đồng thời, tình trạng sưng viêm và cảm giác đau nhức cũng có dấu hiệu ngày càng tăng lên, đặc biệt là khi dùng tay sờ vào
  • Trường hợp nặng sẽ bị sốt cao, buồn nôn, chán ăn và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi uể oải. Điều này gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày
  • Sau vài ngày nữa, mủ trắng bên trong sẽ thoát ra bên ngoài thông qua cồi mụn, đồng thời tình trạng sưng viêm cũng giảm hẳn. Nếu không được xử lý đúng cách sẽ để lại sẹo vĩnh viễn trên bề mặt da

Điều trị mụn đinh râu

Mụn đinh râu được hình thành do sự tấn công gây hại của nhóm khuẩn liên cầu và tụ cầu, chúng có khả năng tấn công đến hệ thần kinh và tế bào máu để gây hại là rất cao. Vì thế, chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không được nặn mụn đinh râu. Nếu quy trình nặn mụn không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển lan rộng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Hai phương pháp điều trị mụn đinh râu được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Điều trị thuốc  

Các loại thuốc Tây y thường được sử dụng để cải thiện tình trạng mụn đầu đinh thường được bác sĩ kê đơn điều trị tại nhà là:

  • Kháng sinh liều cao được sử dụng dưới dạng bôi và uống
  • Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho da
  • Thuốc giảm đau giúp đẩy lùi cơn đau nhức do mụn gây ra

Trong quá trình sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuyệt đối không được tự ý chẩn đoán và mua thuốc kháng sinh về để sử dụng khi chưa có chỉ định của chuyên gia.

Sử dụng mẹo dân gian

Tận dụng các loại thảo dược tự nhiên để cải thiện tình trạng mụn đinh râu tại nhà cũng là một trong những phương pháp khá hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng bạn phải hết sức cẩn thận trong việc vệ sinh dược liệu để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn lan rộng. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Dùng lá mã đề và lá dâu

  • Chuẩn bị 1 nắm lá mã đề và 1 nắm lá dâu, đem đi rửa sạch hết bụi bẩn rồi cho vào chậu nước muối loãng ngâm.
  • Sau 15 phút vớt dược liệu ra, rửa sạch với nước một lần nữa, sau đó đem đi xay nhuyễn cùng với một ít muối hạt.
  • Vệ sinh vết mụn bằng cồn i-ốt, sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp lên bề mặt da, để khoảng 15 phút thì tháo ra rửa sạch.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần thực hiện bạn sẽ thấy mụn xẹp dần.

Dùng củ ráy và nghệ tươi

  • Lấy 1 củ nghệ và 1 của ráy tươi đem đi rửa sạch hoàn toàn lớp đất cát bám xung quanh, sau đó dùng dao gọt bỏ bớt phần vỏ bên ngoài.
  • Cho củ ráy và nghệ vào cối giã nát rồi đem đi hấp chín, kế tiếp cho một ít sáp ong và dầu vừng vào rồi trộn đều lên.
  • Đợi đến khi hỗn hợp nguội thì đắp lên vùng da xuất hiện mụn đinh râu, nên lót bên dưới một miếng giấy mỏng sạch.
  • Kiên trì thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi vết mụn xẹp hẳn.

Biến chứng mụn đinh râu

Mụn đinh râu là loại mụn có thể tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, do đây là loại mụn cực độc và rất dễ phát sinh biến chứng, vì thế bạn tuyệt đối không được chủ quan trong thăm khám cũng như điều trị. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục, ngược lại sẽ nguy cơ phát sinh các biến chứng sau đây:

  • Theo thời gian, chân mụn đinh râu sẽ ăn sâu vào bên trong da khiến bạn có cảm giác đau nhức rất khó chịu. Trường hợp nặng sẽ gây ra các triệu chứng toàn thân như sốt cao, mệt mỏi,… ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
  • Nhiều trường hợp bị mụn đinh râu không tiến hành xử lý đúng cách đã để lại sẹo vĩnh viễn trên da. Điều này sẽ khiến làn da trông rất mất thẩm mỹ, tác động tiêu cực đến tâm lý cũng như đời sống sinh hoạt của bạn sau này.
  • Mụn đinh râu nếu để lâu hoặc tiến hành điều trị sai cách sẽ gây nhiễm trùng lan rộng. Nhiều trường hợp biến chứng sang viêm xoang mặt, viêm tắc tĩnh mạch và nhiễm trùng huyết hết sức nguy hiểm, thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bị mụn đinh râu cần phải hết sức cẩn thận trong điều trị, tuyệt đối không được tự ý xử lý mụn tại nhà vì thực tế đã có trường hợp tử vong do biến chứng của mụn đinh râu. Khi nghi ngờ bản thân bị mọc loại mụn này, tốt nhất bạn hãy đến thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Các biện pháp phòng ngừa mụn đinh râu

Mụn đinh râu tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế bạn cần phải có các biện pháp phòng ngừa sao cho hợp lý. Để ngăn chặn mụn đinh râu hình thành thì bạn nên tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

  • Chú ý vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là vùng da dễ xuất hiện mụn đinh râu như cằm, mép, môi,… Nên có các biện pháp kiểm soát dầu thừa trên da để tránh gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Nam giới khi cạo râu cần phải hết sức cẩn thận để tránh gây tổn thương đến làn da. Nếu thấy da xuất hiện vết thương hở, bạn nên dùng nước muối sát trùng để tránh viêm nhiễm, tạo điều kiện hình thành nên mụn đinh râu.
  • Khi bị mụn trứng cá, tuyệt đối không được tự ý nặn mụn ngay từ giai đoạn đầu. Thay vào đó, hãy chăm sóc da đúng cách và chỉ nên tiến hành nặn khi cồi mụn đã chín.
  • Tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng da nói riêng và sức đề kháng cơ thể nói chung. Bạn có thể bổ sung bằng viên uống hoặc thông qua các loại thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, cam quýt, kiwi,…
  • Nên duy trì thói quen sinh hoạt tích cực như tăng cường tập luyện thể dục thể thao, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng kéo dài, hạn chế trang điểm trong quá trình trị mụn,…

Câu hỏi liên quan

Mụn đinh râu phát triển theo 3 giai đoạn: sưng đỏ, mưng mủ và giai đoạn lành thành sẹo. Vì vậy ở từng giai đoạn cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Mụn ở giai đoạn sưng đỏ bạn dùng cồn iốt nồng độ 1 – 3% chấm lên vết thương bị sưng, cần lặp lại mỗi ngày tầm 3 – 4 lần. Mụn ở giai đoạn mưng mủ nếu mụn nhỏ và nhẹ thì bạn để nguyên đến khi mụn chín sẽ tự vỡ.
Xem thêm
Mụn đinh râu thường phát triển qua 3 giai đoạn chính dưới đây với vòng đời kéo dài từ 8 – 10 ngày tùy vào mức độ mụn to hay nhỏ cũng như sự can thiệp, xử lí có đúng cách hay không.
Xem thêm
Với trường hợp nhẹ, mụn đầu đinh có thể tự khỏi.
Xem thêm
Tùy thuộc vào từng giai đoạn tiến triển của mụn đinh râu mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau. Nếu mụn chỉ mới có dấu hiệu sưng viêm thì phương pháp điều trị là1 lọ cồn iốt có nồng độ 1% – 3%, thấm cồn ướt miếng bông y tế rồi dùng để thoa lên vết mụn. Khi mụn đã phát triển sang giai đoạn 2 dùng miếng dán mụn có chứa hydroclorid
Xem thêm
Mụn đinh râu là một loại mụn dạng nhọt rất độc, thường xuất hiện ở quanh miệng và có thể gây nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Mụn đinh râu
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!