Màng nhĩ: Giải phẫu, chức năng và các bệnh lý liên quan

Màng nhĩ là một lớp da mỏng căng giống như bề mặt cái trống, nằm ở trong tai. Màng nhĩ ngăn cách tai ngoài với tai giữa và rung lên khi có sóng âm thanh đến.

Video Thủng màng nhĩ có gây điếc hay không?

Màng nhĩ là một phần của một hệ thống thính giác vốn rất phức tạp. Ngoài ra, nó cũng bảo vệ tai giữa khỏi dị vật như bụi, vi khuẩn,…

Tình trạng nhiễm trùng có thể khiến màng nhĩ bị thủng. Các triệu chứng của thủng màng nhĩ bao gồm nghe kém, đau tai, ngứa và chảy dịch từ tai. Thông thường, màng nhĩ bị thủng sẽ tự lành theo thời gian.

Giải phẫu màng nhĩ

Màng nhĩ có ba lớp: lớp ngoài, lớp trong và lớp giữa. Lớp giữa được tạo bởi mô sợi tạo độ đàn hồi và độ cứng phù hợp cho màng nhĩ. Phần sụn giúp giữ màng nhĩ cố định tại chỗ. 

Màng nhĩ bao phủ phần cuối của ống tai ngoài và trông giống như một hình nón dẹt với đỉnh hướng vào trong về phía tai giữa. Nó trong suốt và có kích thước khoảng bằng một đồng xu.

Màng nhĩ nằm giữa phần cuối của ống tai ngoài và hệ thống xương con của tai giữa gồm xương đe, xương búa và xương bàn đạp.

Chức năng của màng nhĩ

Màng nhĩ dẫn truyền rung động của sóng âm vào tai giữa (Nguồn ảnh:shutterstock.com)Màng nhĩ dẫn truyền rung động của sóng âm vào tai giữa (Nguồn ảnh:shutterstock.com)

Hai chức năng chính của màng nhĩ là thính giác và bảo vệ.

Thính giác

Khi sóng âm đi vào ống tai, chúng chạm vào màng nhĩ, khiến nó rung lên. Những rung động này sau đó sẽ di chuyển ba xương nhỏ trong tai giữa.

Tiếp theo, những xương đó khuyếch đại âm thanh và gửi chúng đến ốc tai ở tai trong, nơi các tế bào lông gợn sóng và tạo ra tín hiệu điện. Từ đó, một dây thần kinh thính giác mang tín hiệu đến não, nơi nó được nhận dưới dạng âm thanh.

Bảo vệ

Ngoài việc giúp bạn nghe, màng nhĩ còn đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ, giữ cho tai giữa không bị bụi bẩn, ráy tai và vi khuẩn xâm nhập. Nếu màng nhĩ bị thủng, tai giữa rất dễ bị nhiễm trùng.

Các bệnh lý liên quan đến màng nhĩ

Viêm tai giữa là nguyên nhân thường gặp gây thủng màng nhĩ (Nguồn ảnh:nurseslabs.com)Viêm tai giữa là nguyên nhân thường gặp gây thủng màng nhĩ (Nguồn ảnh:nurseslabs.com)

Màng nhĩ rất mỏng và có thể bị thủng. Điều này thường xảy ra do nhiễm trùng tai giữa (còn được gọi là viêm tai giữa). Tổn thương màng nhĩ cũng có thể xảy ra do chấn thương bởi:

  • Tăm bông
  • Âm thanh quá lớn
  • Chấn thương đầu
  • Thay đổi áp suất không khí

Khi màng nhĩ bị thủng, bạn có thể thấy mất thính lực hoặc giọng bị nghẹt lại trong tai, đau trong tai, chảy dịch từ tai.

Đau do thủng màng nhĩ thường được điều trị bằng thuốc giảm đau. Chườm ấm bên ngoài tai cũng có thể giúp giảm đau. Nếu vết thủng là do nhiễm trùng tai giữa, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Điều quan trọng là không được đưa bất cứ thứ gì vào tai nếu nghi ngờ có thể bị thủng màng nhĩ.

Thăm khám và điều trị thủng màng nhĩ

Kính soi tai (Nguồn ảnh: omnia-health.com)Kính soi tai (Nguồn ảnh: omnia-health.com)

Màng nhĩ bị thủng có thể được nhìn thấy bằng kính soi tai.

Nếu việc soi màng nhĩ bằng kính soi tai không kết luận được, bác sĩ cũng có thể khám thính lực để kiểm tra. Ngoài ra, họ có thể dùng dụng cụ Tympanometry - một thiết bị đưa vào ống tai đo phản ứng của màng nhĩ với những thay đổi nhỏ trong áp suất không khí.

Hầu hết các màng nhĩ bị thủng sẽ tự lành trong vòng vài tuần hoặc có thể lâu hơn. Trong trường hợp hiếm màng nhĩ bị thủng cần phải phẫu thuật để sửa chữa.

Phẫu thuật vá màng nhĩ được bác sĩ tai mũi họng thực hiện dưới gây mê toàn thân. Có hai loại phẫu thuật sửa chữa: phẫu thuật vá màng nhĩ và phẫu thuật tạo hình màng nhĩ.

Vá màng nhĩ là thủ thuật nhanh và đơn giản nhất. Trong phẫu thuật vá màng nhĩ, giấy hoặc gel được sử dụng để che tạm thời lỗ thủng trên màng nhĩ, tạo điều kiện cho cơ thể tự đóng lỗ thủng lại. Một nghiên cứu so sánh vật liệu được sử dụng trong thủ thuật cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ đóng lỗ thủng giữa các vật liệu được sử dụng.

Phẫu thuật tạo hình màng nhĩ là một thủ tục phổ biến hơn và cũng phức tạp hơn. Trong quá trình phẫu thuật tạo hình màng nhĩ, bác sĩ phẫu thuật sử dụng một màng sợi lấy từ nơi khác để thay thế phần màng nhĩ bị thiếu.

Câu hỏi liên quan

Ở trẻ em, thủng màng nhĩ có thể tự chữa lành trong vòng một vài tuần mà không cần điều trị.
Xem thêm
Với phương pháp tạo hình màng nhĩ người bệnh có thể phải điều trị nội trú. Thời gian nằm viện từ 2 ngày – 10 ngày tuỳ mức độ hồi phục tốt hay không.
Xem thêm
Bệnh nhân đau sau mổ thường đau mức độ vừa, có thể cho thuốc giảm đau trong khoảng 2 - 3 ngày. Nếu đau dữ dội, phải đề phòng tụ máu hay nhiễm trùng. Dùng kháng sinh dự phòng đường tiêm hay đường uống với thời hạn 5 ngày. Rút bấc và cắt chỉ sau 7 ngày.
Xem thêm
Thủng màng nhĩ không phải tình trạng quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể khỏi nếu bạn được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời.
Xem thêm
Theo bác sĩ, tình trạng thủng màng nhĩ kéo dài đến 3 - 6 tháng mà không được thăm khám và điều trị thì khả năng cao bệnh nhân sẽ gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng.
Xem thêm
Thực tế, tình trạng thủng màng nhĩ vẫn có thể tự liền lại được nếu mức độ và kích thước của lỗ thủng không quá nghiêm trọng.
Xem thêm
Đau là triệu chứng chính của thủng màng nhĩ, đối với một số người cơn đau có thể nghiêm trọng. Đau có thể kéo dài trong suốt cả ngày hoặc có thể tăng hoặc giảm cường độ.
Xem thêm
Thủng màng nhĩ sẽ chảy máu ít, chảy máu nhiều hoặc không chảy máu tùy thuộc vào từng trạng tổn thương.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Màng nhĩ
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!