Lý thuyết Vật Lí 11 Bài 4: Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
A. Lý thuyết
I. Dao động tắt dần
Dao động có biên độ giảm dần theo quy luật khi có lực cản nhỏ được gọi là dao động tắt dần. Kí hiệu A0 để chỉ biên độ dao động của vật trong chu kì đầu tiên. Sau mỗi chu kì, biên độ của dao động giảm dần.
Ví dụ: bộ phận giảm chấn của ô tô
II. Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
1. Dao động cưỡng bức
Dao động của vật chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức biến thiên tuần hoàn thì được gọi là dao động cưỡng bức. Lúc này, vật dao động với tần số bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
Ví dụ: khi dừng chờ đèn đỏ, xe máy không tắt máy, người ngồi trên xe thấy thân xe máy dao động, đó là dao động cưỡng bức dưới tác dụng của lực cưỡng bức tuần hoàn gây ra bởi chuyển động của pit-tông trong xilanh của động cơ.
2. Hiện tượng cộng hưởng
· Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động được gọi là hiện tượng cộng hưởng.
· Điều kiện f = f0 được gọi là điều kiện cộng hưởng.
· Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật hấp thụ được năng lượng lớn nhất có thể từ ngoại lực do tốc độ tiêu hao năng lượng bởi lực cản bằng tốc độ cung cấp năng lượng của ngoại lực.
3. Lợi ích và tác hại của hiện tượng cộng hưởng
· Hiện tượng cộng hưởng có lợi, ví dụ như hộp cộng hưởng của các nhạc cụ như đàn ghita, violon,… có vai trò giúp cho không khí trong hộp có thể dao động cộng hưởng với những tần số dao động khác nhau của dây đàn.
· Hiện tượng cộng hưởng có hại, ví dụ như vào ngày 6/2000 ngay trong ngày đầu khánh thành, cầu đi bộ Millennium ở Anh đã rung lắc cực mạnh dưới tác dụng của hơn 2000 người trên cầu. Nguyên nhân là do cây cầu có tần số dao động riêng, khi nhiều người đi bộ trên cầu tạo ra dao động có tần số gần bằng với tần số riêng của cầu, dẫn đến hiện tượng cộng hưởng.
B. Bài tập
Đang cập nhật......
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 2: Một số dao động điều hoà thường gặp
Lý thuyết Bài 3: Năng lượng trong dao động điều hoà
Lý thuyết Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang
Lý thuyết Bài 3: Giao thoa sóng