Lý thuyết Vật Lí 11 Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang (Cánh diều)

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí 11 Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 11. Mời bạn đọc đón xem:

Lý thuyết Vật Lí 11 Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang

A. Lý thuyết

I. Sóng dọc

1. Mô tả sóng dọc

- Sóng có các phần tử dao động theo phương truyền sóng được gọi là sóng dọc.

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang

- Sóng dọc truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí.

2. Sóng âm

- Âm thanh truyền trong không khí là sóng dọc.

- Sóng âm có cùng tần số với nguồn âm.

- Sóng âm mà con người có thể nghe được có tần số trong khoảng 16 Hz đến 20000 Hz.

- Sóng âm có thể truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí nhưng không truyền được trong môi trường chân không.

- Trong chất khí và chất lỏng thì sóng âm là sóng dọc.

- Trong chất rắn thì sóng âm gồm cả sóng dọc và sóng ngang.

II. Sóng ngang

1. Mô tả sóng ngang

- Sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang

- Sóng ngang truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng (sóng nước).

- Ánh sáng và sóng vô tuyến là sóng ngang.

2. Sóng điện từ

- Sóng điện từ là sự lan truyền của điện trường biến thiên và từ trường biến thiên trong không gian.

- Điện trường và từ trường có phương vuông góc với nhau và cùng vuông góc với phương truyền sóng. Do đó, sóng điện từ là sóng ngang.

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang

- Sóng điện từ có thể truyền trong chân không. Tốc độ truyền sóng điện từ trong chân không xấp xỉ tốc độ ánh sáng là 3.108 m/s.

- Có nhiều loại sóng điện từ, được biểu diễn dưới sơ đồ thang sóng điện từ dưới đây:

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang

B. Bài tập 

Đang cập nhật......

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng

Lý thuyết Bài 1: Mô tả sóng

Lý thuyết Bài 3: Giao thoa sóng

Lý thuyết Bài 4: Sóng dừng

Lý thuyết Bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!