Lý thuyết Sinh học 10 Bài 12: Thông tin tế bào (Cánh diều)

1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Sinh học 10 Bài 12: Thông tin tế bào Cánh diều hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10 Bài 12. Mời bạn đọc đón xem:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 12: Thông tin tế bào

A. Lý Thuyết

I. Khái niệm về thông tin giữa các tế bào

1. Khái niệm

- Thông tin giữa các tế bào là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

- Thông tin có nhiều dạng khác nhau nhưng dạng chủ yếu là bằng các tín hiệu hóa học, thông tin có thể được chuyển từ dạng này sang dạng khác.

2. Vai trò

- Ở sinh vật đa bào như thực vật, động vật và người, thông tin được truyền giữa các tế bào tạo ra cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất của cơ thể.

3. Các hình thức thông tin giữa các tế bào

- Truyền tin qua kết nối trực tiếp: Những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô có thể trao đổi các chất với nhau qua kết nối trực tiếp như cầu sinh chất ở các tế bào thực vật, mối nối ở các tế bào động vật.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 12: Thông tin tế bào

- Truyền tin cận tiết: Các tín hiệu hóa học được tổng hợp tại tế bào tiết sau đó được tiết vào khoang giữa các tế bào (khoang gian bào) và truyền đến các tế bào đích xung quanh.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 12: Thông tin tế bào

- Truyền tin nội tiết: Các tín hiệu hóa học được tổng hợp tại tế bào tiết sau đó được tiết vào máu và truyền đến các tế bào đích ở khoảng cách xa.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 12: Thông tin tế bào

 

II. Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào

Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào gồm 3 giai đoạn: tiếp nhận, truyền tin nội bào và đáp ứng.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 12: Thông tin tế bào

1. Tiếp nhận

- Trong giai đoạn tiếp nhận, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 12: Thông tin tế bào

- Có hai loại thụ thể: thụ thể bên trong tế bào (thụ thể nội bào) và thụ thể màng.

+ Đối với thụ thể nội bào, phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể. Các phân tử tín hiệu tan trong lipid như các hormone có bản chất là steroid (estrogen, testosterone,…) hoặc các gốc tự do ở dạng khí (NO) có thụ thể nội bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 12: Thông tin tế bào

+ Đối với thụ thể màng, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể ở bên ngoài tế bào. Các phân tử tín hiệu tan trong nước như các chất vô cơ (Ca2+,…), các chất hữu cơ (amino acid,…), các kháng nguyên,… có thụ thể màng.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 12: Thông tin tế bào

2. Truyền tin nội bào

- Truyền tin nội bào là quá trình tín hiệu hóa học được truyền trong tế bào thông qua sự tương tác giữa các phân tử dẫn đến đáp ứng tế bào.

- Thụ thể được hoạt hóa sẽ hoạt hóa các phân tử nhất định trong tế bào:

+ Khi thụ thể màng được hoạt hóa, sẽ hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào (như enzyme, protein,…) thành các chuỗi tương tác liên tiếp tới các phân tử đích trong tế bào.

+ Khi thụ thể bên trong tế bào chất được hoạt hóa, phức hợp tín hiệu – thụ thể sẽ đi vào nhân và tác động đến DNA và hoạt hóa sự phiên mã gene nhất định.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 12: Thông tin tế bào

→ Từ một phân tử tín hiệu bên ngoài tế bào có thể hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin bên trong tế bào. Vì vậy, người ta thường gọi quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu là quá trình khuếch đại thông tin.

3. Đáp ứng

- Sự truyền tin nội bào dẫn đến kết quả là những thay đổi trong tế bào dưới nhiều dạng khác nhau như tăng cường phiên mã, dịch mã, tăng hay giảm quá trình chuyển hóa một hoặc một số chất, tăng cường vận chuyển qua màng tế bào, phân chia tế bào,…

- Ví dụ: Quá trình truyền thông tin từ insulin tạo ra đáp ứng là kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 12: Thông tin tế bào

B. Trắc Nghiệm

Câu 1: Truyền tin giữa các tế bào là

A. quá trình tế bào tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

B. quá trình tế bào xử lí các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

C. quá trình tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

D. quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

Đáp án đúng là: D

Truyền tin tế bào là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

Câu 2: Đối với sinh vật đa bào, truyền tin giữa các tế bào giúp

A. tăng tốc độ tiếp nhận và trả lời các kích thích từ môi trường sống của cơ thể.

B. tạo cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể.

C. neo giữ các tế bào đảm bảo cố định các tế bào tại vị trí nhất định trong cơ thể.

D. tất cả các tế bào trong cơ thể đều tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường.

Đáp án đúng là: B

Đối với sinh vật đa bào, thông tin được truyền giữa các tế bào tạo cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể.

Câu 3: Hai kiểu truyền thông tin phổ biến giữa các tế bào gồm

A. truyền tin nội tiết và truyền tin cận tiết.

B. truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse.

C. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin cận tiết.

D. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin nội tiết.

Đáp án đúng là: A

Có hai kiểu truyền thông tin phổ biến giữa các tế bào: truyền tin nội tiết và truyền tin cận tiết.

Câu 4: Hình thức nào sau đây là hình thức truyền tin qua kết nối trực tiếp?

A. Tế bào tiết tiết các tín hiệu hóa học vào khoang gian bào để truyền tín hiệu cho các tế bào xung quanh.

B. Tế bào tiết tiết các tín hiệu hóa học vào máu để truyền tín hiệu cho các tế bào đích ở xa.

C. Các tế bào truyền tín hiệu cho nhau qua cầu sinh chất ở thực vật hoặc mối nối ở động vật.

D. Tín hiệu là chất dẫn truyền xung thần kinh được truyền qua khe synapse giữa tế bào thần kinh và tế bào đích.

Đáp án đúng là: C

A – truyền tin cận tiết, B – truyền tin nội tiết, C – truyền tin qua kết nối trực tiếp, D – truyền tin qua synapse.

Câu 5: Truyền tin cận tiết khác truyền tin nội tiết ở điểm là

A. có sự tiết các phân tử tín hiệu của các tế bào tiết.

B. có sự tiếp nhận các phân tử tín hiệu của các tế bào đích.

C. các phân tử tín hiệu được tiết vào khoang giữa các tế bào.

D. các phân tử tín hiệu được truyền đi trong khoảng cách xa.

Đáp án đúng là: C

Trong truyền tin cận tiết, tế bào tiết tiết các tín hiệu hóa học vào khoang gian bào để truyền tín hiệu cho các tế bào xung quanh (truyền tin trong phạm vi gần).

Câu 6: Trong cơ thể đa bào, những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô thường sử dụng hình thức truyền tin là

A. truyền tin cận tiết.

B. truyền tin nội tiết.

C. truyền tin qua synapse.

D. truyền tin qua kết nối trực tiếp.

Đáp án đúng là: D

Trong cơ thể đa bào, những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô cơ thể trao đổi các chất với nhau qua kết nối trực tiếp như cầu sinh chất ở các tế bào thực vật, mối nối ở các tế bào động vật.

Câu 7: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Sự truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được thực hiện theo hình thức nào sau đây?

A. truyền tin cận tiết.

B. truyền tin nội tiết.

C. truyền tin qua synapse.

D. truyền tin qua kết nối trực tiếp.

Đáp án đúng là: B

Trong hình thức truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ, phân tử tín hiệu là hormone được tiết vào máu và truyền đi với khoảng cách xa. Do đó, đây là hình thức truyền tin nội tiết.

Câu 8: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Trong quá trình này, tế bào tiết là

A. tế bào tuyến giáp.

B. tế bào cơ.

C. tế bào hồng cầu.

D. tế bào tiều cầu.

Đáp án đúng là: A

Trong hình thức truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ, phân tử tín hiệu là hormone được tế bào tuyến giáp tiết ra. Do đó, tế bào tiết trong trường hợp này là tế bào tuyến giáp.

Câu 9: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Trong quá trình này, tế bào đích là

A. tế bào tuyến giáp.

B. tế bào cơ.

C. tế bào hồng cầu.

D. tế bào tiều cầu.

Đáp án đúng là: B

Trong hình thức truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ, tế bào cơ là tế bào tiếp nhận phân tử tín hiệu (hormone). Do đó, tế bào đích trong trường hợp này là tế bào cơ.

Câu 10: Trình tự các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào là

A. tiếp nhận → truyền tin nội bào → đáp ứng.

B. truyền tin nội bào → tiếp nhận → đáp ứng.

C. tiếp nhận → đáp ứng → truyền tin nội bào.

D. truyền tin nội bào → đáp ứng → tiếp nhận.

Đáp án đúng là: A

Trình tự các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào là: tiếp nhận → truyền tin nội bào → đáp ứng.

Câu 11: Sự kiện nào sau đây luôn xảy ra ở giai đoạn tiếp nhận của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?

A. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể dẫn đến hoạt hóa thụ thể.

B. Phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể nằm ở bên trong tế bào tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể.

C. Phức hợp tín hiệu – thụ thể đi vào nhân và tác động đến DNA và hoạt hóa sự phiên mã gene nhất định.

D. Tế bào đích xuất hiện nhiều thay đổi khác nhau như tăng cường phiên mã, dịch mã, tăng hay giảm quá trình chuyển hóa một hoặc một số chất,…

Đáp án đúng là: A

Trong giai đoạn tiếp nhận, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể dẫn đến hoạt hóa thụ thể.

Câu 12: Căn cứ vào vị trí, thụ thể của tế bào được phân loại thành

A. thụ thể màng và thụ thể nội bào.

B. thụ thể màng và thụ thể trong nhân.

C. thụ thể màng nhân và thụ thể trong nhân.

D. thụ thể ngoài màng và thụ thể trong màng.

Đáp án đúng là: A

Căn cứ vào vị trí, thụ thể của tế bào được phân loại thành thụ thể màng và thụ thể nội bào.

Câu 13: Hormone estrogen, testosterone có bản chất là steroid. Thụ thể tế bào của những hormone thuộc loại nào sau đây?

A. Thụ thể màng.

B. Thụ thể ngoài màng.

C. Thụ thể nội bào.

D. Thụ thể ngoại bào.

Đáp án đúng là: C

Hormone estrogen, testosterone có bản chất là steroid nên có thể đi qua màng sinh chất và gắn với thụ thể nội bào.

Câu 14: Tại sao nói quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu là quá trình khuếch đại thông tin?

A. Vì quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu luôn dẫn đến sự tăng cường biểu hiện của một gene tương ứng.

B. Vì từ một phân tử tín hiệu ở bên ngoài tế bào có thể hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin bên trong tế bào.

C. Vì từ một phân tử tín hiệu ở bên ngoài tế bào có thể hoạt hóa hàng loạt các tế bào tại các vị trí khác nhau của cơ thể.

D. Vì quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu luôn dẫn đến sự tăng cường trao đổi và chuyển hóa các chất của cơ thể.

Đáp án đúng là: B

Quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu là quá trình khuếch đại thông tinvì từ một phân tử tín hiệu ở bên ngoài tế bào có thể hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin bên trong tế bào.

Câu 15: Tại sao phân tử tín hiệu chỉ gây đáp ứng tế bào ở một hoặc một số loại tế bào đích nhất định?

A. Vì tế bào phải có thụ thể tương thích thì mới tiếp nhận được phân tử tín hiệu.

B. Vì tế bào phải có hình dạng tương thích thì mới tiếp nhận được phân tử tín hiệu.

C. Vì phân tử tín hiệu có thụ thể đặc hiệu để nhận biết tế bào đích tương thích.

D. Vì phân tử tín hiệu chỉ có khả năng đi qua màng của tế bào đích tương thích.

Đáp án đúng là: A

Sự liên kết giữa phân tử tín hiệu và tế bào đích mang tính đặc hiệu. Chỉ những tế bào nào có thụ thể tương thích thì mới tiếp nhận được phân tử tín hiệu, từ đó hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào để gây đáp ứng tế bào.

Xem thêm các bài Lý thuyết Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzym

Lý thuyết Bài 11: Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào

Lý thuyết Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

Lý thuyết Bài 14: Giảm phân

Lý thuyết Bài 15: Thực hành làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân, giảm phân ở tế bào thực vật, dộng vật

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!