Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus (Cánh diều)

1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Sinh học 10 Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus Cánh diều hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10 Bài 22. Mời bạn đọc đón xem:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

A. Lý Thuyết

I. Phương thức lây truyền và cách phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật

- Có khoảng 1000 loại virus gây bệnh trên thực vật đã được xác định.

- Tác hại: Một số bệnh do virus gây bệnh trên thực vật gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp.

- Phương thức lây truyền:

+ Do tế bào thực vật có thành cellulose nên virus chỉ có thể truyền từ cây này sang cây khác thông qua các vết thương: chủ yếu do côn trùng chích hút (bọ trĩ, bọ xít,…), hoặc vết sây sát do nông cụ gây ra trong quá trình chăm sóc và thu hái.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

+ Sau khi nhân lên trong tế bào, virus lây nhiễm sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất, hoặc lây nhiễm đến các bộ phận khác trong cây qua hệ thống mạch dẫn.

+ Cây bị bệnh có thể lây truyền virus qua cây khác thông qua quá trình thụ phấn, côn trùng, công cụ, hạt nhiễm virus,…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

- Triệu chứng: Cây bị nhiễm virus thường có hình thái thay đổi như lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị úa vàng và rụng; thân còi cọc hoặc bị lùn.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

- Cách thức phòng, chống virus gây bệnh:

+ Hiện nay, việc phát triển vaccine và thuốc để phòng, chống virus thực vật còn nhiều hạn chế.

+ Biện pháp tốt nhất để phòng, chống bệnh là chọn giống cây sạch bệnh, đồng thời, tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh, hoặc tạo giống cây trồng kháng virus.

II. Phương thức lây truyền và cách phòng chống bệnh do virus gây ra trên người và động vật

1. Phương thức lây truyền bệnh trên người và động vật

Bệnh do virus có thể lây truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác qua hai phương thức: lây truyền dọc và lây truyền ngang.

1.1. Lây truyền dọc

- Lây truyền dọc là sự lây truyền của virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể con thông qua quá trình mang thai, sinh nở hoặc chăm sóc (bú, mớm); ví dụ như HIV, virus viêm gan B.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

1.2. Lây truyền ngang

Lây truyền ngang là sự lây truyền virus từ cơ thể này sang cơ thể khác thông qua các con đường chính sau:

- Qua đường hô hấp: qua không khí có chứa các virus gây bệnh; ví dụ như virus cúm, virus sởi, SARS-CoV-2,…

- Qua đường tiêu hóa: chủ yếu qua thức ăn và nước uống bị nhiễm virus; ví dụ như virus bại liệt, virus viêm gan A,…

- Qua vết trầy xước trên cơ thể: ví dụ như virus viêm gan B, virus dại, virus herpes,…

- Quan hệ tình dục: ví dụ như HIV, virus viêm gan B,…

- Lây truyền do vật trung gian truyền bệnh: ví dụ như virus gây bệnh sốt da vàng và sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi; virus dại lây truyền qua chó và mèo; virus cúm A lây truyền từ gà và lợn;…

- Lây truyền qua đường máu: ví dụ như virus viêm gan B, HIV,…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

2. Cách thức phòng, chống virus gây bệnh

2.1. Phòng bệnh

Biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh do virus nói riêng là:

- Vệ sinh, tập luyện, giữ gìn cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh.

- Giữ gìn môi trường sống sạch.

- Ăn uống đủ chất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Phun thuốc khử trùng, tiêu diệt sinh vật trung gian truyền bệnh như muỗi, bọ chét,…

- Không dùng chung đồ dùng cá nhân; ví dụ như bàn chải đánh răng, khăn mặt, dao cạo râu.

- Không dùng chung bơm kim tiêm.

- Không tiếp xúc trực tiếp, tàng trữ, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã.

- Khoanh vùng, tiêu hủy động vật bị bệnh.

- Đối với các bệnh lây lan qua đường hô hấp, cần có các biện pháp cách li và hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc với người bệnh phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ ví dụ như găng tay, khẩu trang y tế,…

- Tiêm vaccine để phòng bệnh do virus, bên cạnh việc tiêm cho người, chúng ta cần chú ý tiêm vaccine phòng bệnh cho vật nuôi.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

2.2. Chống bệnh

a) Miễn dịch chống virus

- Vai trò: Hệ thống miễn dịch là hàng rào bảo vệ giúp cơ thể chống lại virus.

- Phân loại: Hệ thống miễn dịch gồm miễn dịch không đặc hiệu hoặc miễn dịch đặc hiệu.

Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu

- Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch, không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

- Là sự bảo vệ của hệ thống miễn dịch chỉ hoạt động khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

- Là phản ứng chung với tất cả các mầm bệnh nên không đặc hiệu.

- Thể hiện tính đặc hiệu đối với từng mầm bệnh.

- Ví dụ: Sự bảo vệ của da và niêm mạc, sự tiêu diệt mầm bệnh của đại thực bào,…

- Ví dụ: hình thành kháng thể sau khi đã tiếp xúc với mầm bệnh.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

Minh họa sự hình thành kháng thể sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên

- Mối quan hệ: Miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu không phải là hai hệ thống tách rời mà chúng phối hợp với nhau để cơ thể tiêu diệt mầm bệnh nhanh và hiệu quả nhất.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

b) Thuốc chống virus

- Thuốc chống virus hoạt động theo nguyên tắc ức chế sự nhân lên của virus trong tế bào chủ bằng cách ức chế một giai đoạn nào đó trong các giai đoạn nhân lên của virus.

- Ví dụ: Thuốc AZT (Azidothymidine) ức chế quá trình sinh tổng hợp nucleic acid và được dùng để điều trị HIV/AIDS, thuốc Tamiflu ức chế quá trình lắp ráp (cụ thể là lắp ráp màng bọc) trong chu trình nhân lên của virus cúm A,…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

3. Các biến chủng ở virus

- Virus nói chung và đặc biệt virus có bộ gene là RNA thường có nhiều biến chủng. Ví dụ: Virus SARS-CoV-2 có các biến chủng phổ biến là: Anpha (B1.1.7), Beta (B1.315), Gamma (P.1), Delta (B.1.617.2),…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

- Nguyên nhân xuất hiện biến chủng ở virus:

Virus nói chung và đặc biệt là những virus có hệ gene là RNA thường có tần số và tốc độ đột biến rất cao bởi vì enzyme polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai.

+ Bên cạnh đó, các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau.

- Tác hại: Các biến chủng mới của virus có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch và kháng thuốc rất nhanh. Do đó, virus nào có càng nhiều biến chủng và tốc độ biến chủng nhanh thì càng khó phòng chống.

III. Ứng dụng virus

1. Ứng dụng trong y học và sản xuất chế phẩm sinh học

- Trong y học, virus được sử dụng làm vector chuyển và biểu hiện gene đích (gene mã hóa protein mong muốn) để sản xuất kháng thể, vaccine,...

- Ví dụ: Sản xuất chế phẩm vaccine vector phòng SARS-CoV-2. Khi đưa chế phẩm vaccine vector vào trong cơ thể, hệ gene đích sẽ được biểu hiện và hình thành kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tương ứng.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

2. Ứng dụng trong nông nghiệp và sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

- Cơ sở khoa học: Một số virus kí sinh gây bệnh trên những sinh vật gây hại cho con người.

- Ví dụ: Sử dụng Baculovirus (nhóm virus có khả năng kí sinh gây bệnh trên 600 loại côn trùng khác nhau) để sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học để diệt côn trùng gây hại.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

B. Trắc Nghiệm

Câu 1: Để xâm nhập vào tế bào thực vật virus không sử dụng phương thức nào sau đây?

A. Virus truyền từ cây này sang cây kia thông qua các vết thương.

B. Virus truyền từ tế bào này sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất.

C. Virus trực tiếp phá hủy thành cellulose để xâm nhập vào tế bào thực vật.

D. Virus truyền từ cây mẹ sang cây con qua hạt phấn, hạt giống hay hình thức nhân giống vô tính.

Đáp án đúng là: C

Virus không thể trực tiếp xâm nhập vào tế bào thực vật do tế bào thực vật có thành cellulose cứng chắc.

Câu 2: Virus có thể lây nhiễm từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cây thông qua

A. cầu sinh chất.

B. hệ thống mạch dẫn.

C. khung xương tế bào.

D. hệ thống nội màng.

Đáp án đúng là: B

Virus có thể lây nhiễm từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cây thông qua hệ thống mạch dẫn.

Câu 3: Cây bị nhiễm virus thường có biểu hiện là

A. lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị úa vàng và rụng; thân còi cọc hoặc bị lùn.

B. lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị úa vàng và rụng; thân cây mọc cao vống lên.

C. lá chuyển sang màu xanh đậm bất thường, bị xoăn, rụng sớm; thân cây còi cọc hoặc lùn, dễ bị đổ gãy.

D. lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị nhỏ đi và dày lên bất thường, dễ rụng sớm; thân cây phát triển nhiều nhánh.

Đáp án đúng là: A

Cây bị nhiễm virus thường có biểu hiện lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị úa vàng và rụng; thân còi cọc hoặc bị lùn.

Câu 4: Cho các biện pháp sau:

(1) Chọn giống cây sạch bệnh

(2) Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh

(3) Tạo giống cây trồng kháng virus

(4) Phun thuốc trừ sâu

Số biện pháp có thể sử dụng để phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Các biện pháp có thể sử dụng để phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật là: (1), (2), (3).

Câu 5: Vì sao để hạn chế sự lây truyền của virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa, người ta thường phun thuốc diệt rầy nâu?

A. Vì rầy nâu là tác nhân trực tiếp gây ra bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

B. Vì rầy nâu là vật chủ trung gian truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

C. Vì rầy nâu hút nhựa cây khiến cây bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá héo nhanh hơn.

D. Vì rầy nâu hút nước của cây khiến cây bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá héo nhanh hơn.

Đáp án đúng là: B

Rầy nâu là vật chủ trung gian truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Câu 6: Ở người và động vật, phương thức lây truyền bệnh do virus từ cơ thể này sang cơ thể khác qua 2 phương thức là

A. lây truyền ngang và lây truyền dọc.

B. lây truyền qua đường tiêu hóa và lây truyền qua đường máu.

C. lây truyền qua đường hô hấp và lây truyền qua đường tiêu hóa.

D. lây truyền qua vết trầy xước trên cơ thể và lây truyền qua quan hệ tình dục.

Đáp án đúng là: A

Ở người và động vật, phương thức lây truyền bệnh do virus từ cơ thể này sang cơ thể khác qua 2 phương thức là lây truyền ngang và lây truyền dọc.

Câu 7: Cho các con đường lây truyền sau:

(1) Qua đường hô hấp

(2) Qua đường tiêu hoá

(3) Qua vết trầy xước trên cơ thể

(4) Qua quan hệ tình dục

(5) Qua đường máu

(6) Qua mẹ truyền sang con

Số con đường lây truyền thuộc phương thức lây truyền ngang là

A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 6.

Đáp án đúng là: B

Con đường lây truyền thuộc phương thức lây truyền ngang là: (1), (2), (3), (4), (5).

Câu 8: Các con đường lây truyền bệnh HIV/AIDS là

A. đường máu, đường tình dục, mẹ truyền sang con.

B. đường máu, đường hô hấp, mẹ truyền sang con.

C. đường tình dục, đường tiêu hóa, đường hô hấp.

D. đường tiêu hóa, đường máu, đường tình dục.

Đáp án đúng là: A

Các con đường lây truyền bệnh HIV/AIDS là: đường máu, đường tình dục, mẹ truyền sang con.

Câu 9:Một người bị nhiễm SARS-CoV-2 hắt hơi làm các giọt tiết bắn ra và lây lan sang những người xung quanh khi họ hít phải. Đây là kiểu lây lan qua con đường nào?

A. Đường tiêu hóa.

B. Đường hô hấp.

C. Đường bài tiết.

D. Đường tình dục.

Đáp án đúng là: B

Virus SARS-CoV-2 lây lan qua đường hô hấp: Một người bị nhiễm SARS-CoV-2 hắt hơi làm các giọt tiết bắn ra và lây lan sang những người xung quanh khi họ hít phải.

Câu 10: Để phòng tránh lây nhiễm COVID - 19 do SARS -CoV-2 gây ra, cần thực hiện biện pháp nào sau đây?

A. Tiêu diệt muỗi vằn truyền bệnh, mắc màn khi đi ngủ.

B.Tránh tiếp xúc với động vật, không để động vật cắn.

C. Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn.

D. Đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập đông người, tiêm vaccine.

Đáp án đúng là: D

Thông điệp của Bộ Y tế khuyến cáo để phòng chống dịch COVID - 19 do SARS -CoV-2 gây ra cần: khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập, khai báo y tế, khoảng cách và vaccine.

Câu 11: Miễn dịch đặc hiệu khác miễn dịch không đặc hiệu ở điểm là

A. được hình thành sau khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh.

B. là phản ứng miễn dịch chung đối với tất cả các mầm bệnh.

C. giúp ngăn cản mầm bệnh xâm nhập vào tế bào và cơ thể.

D. được hình thành mà không cần yêu cầu tiếp xúc với mầm bệnh.

Đáp án đúng là: A

Miễn dịch đặc hiệu chỉ hoạt động khi mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thể và thể hiện tính đặc hiệu đối với từng mầm bệnh cụ thể.

Câu 12: Con người thường chủ động kích hoạt miễn dịch đặc hiệu của cơ thể bằng cách

A. vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

B. vệ sinh môi trường sạch sẽ.

C. tiêm vaccine.

D. hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

Đáp án đúng là: C

Con người thường chủ động kích hoạt miễn dịch đặc hiệu của cơ thể bằng cách tiêm vaccine: Vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi được đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên. Đồng thời, hệ thống miễn dịch cũng ghi nhớ để nếu có kháng nguyên tương tự xâm nhập vào thì cơ thể sẽ chủ động hình thành kháng thể để bất hoạt kháng nguyên đó ngay.

Câu 13:Vì sao các virus RNA có nhiều biến thể hơn so với các virus DNA?

A. Virus RNA không có khả năng tự sửa chữa như ở virus DNA, nên có tỉ lệ đột biến cao hơn.

B. Virus RNA chứa hệ gene nhỏ nên dễ xảy ra đột biến hơn virus DNA.

C. Virus RNA có khả năng biến đổi hình thái dễ dàng hơn do chúng có lớp vỏ ngoài.

D. Virus RNA có thể điều khiển hệ gene của vật chủ để làm biến đổi gai glycoprotein.

Đáp án đúng là: A

Virus nói chung và đặc biệt là những virus có hệ gene là RNA thường có tần số và tốc độ đột biến rất cao bởi vì enzyme polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa chữa.

Câu 14: Dựa vào đặc điểm nào mà virus được dùng làm vector chuyển gene tạo giống cây trồng?

A. Virus có khả năng tự đưa nucleic acid mang theo gene cần chuyển vào trong tế bào vật chủ (giống cây trồng).

B. Virus có khả năng điều khiển quá trình tái bản của hệ gene vật chủ (giống cây trồng).

C. Nucleic acid của virus có chứa các gene có lợi cho cây trồng và có thể chuyển chúng vào cây trồng.

D. Virus có khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường.

Đáp án đúng là: A

Virus có khả năng tự đưa nucleic acid mang theo gene cần chuyển vào trong tế bào vật chủ (giống cây trồng). Dựa vào đặc điểm này, người ta sử dụng virus làm vector chuyển gene giúp chuyển các gene kháng vi khuẩn, kháng virus, kháng sâu bệnh, chịu hạn,… vào cây trồng để tạo các giống cây trồng kháng bệnh.

Câu 15:Thuốc trừ sâu từ virus được sản xuất dựa trên cơ sở nào sau đây?

A. Một số loại virus mang gene kháng vi nấm gây bệnh cho cây trồng.

B. Một số loại virus làm vector chuyển gene kháng bệnh cho cây trồng.

C. Một số loại virus có khả năng tạo ra chất để tiêu diệt sâu hại cây trồng.

D. Một số loại virus có khả năng xâm nhập và gây bệnh cho sâu hại cây trồng.

Đáp án đúng là: D

Một số loại virus có khả năng xâm nhập và gây bệnh cho sâu hại cây trồng. Dựa vào đặc điểm này, người ta sử dụng sâu làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus, tạo chế phẩm thuốc trừ sâu.

Xem thêm các bài Lý thuyết Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Lý thuyết Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Lý thuyết Bài 19: Quá trình tổng họp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng

Lý thuyết Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật

Lý thuyết Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!