Lý thuyết Hóa 11 Bài 6: Sulfur và sulfur dioxide
A. Lý thuyết
1. Đơn chất lưu huỳnh
- Trong tự nhiên, lưu huỳnh lắng đọng thành những mỏ lớn, nằm giữa lớp đá sâu hàng trăm mét trong lòng đất. Lưu huỳnh ở dạng hợp chất cũng được tìm thấy trong nhiều khoáng vật trong tự nhiên như quặng pyrite (FeS2), gypsum (CaSO4.2H2O), galena (PbS2), barite (BaSO4),…
- Cấu tạo phân tử: Phân tử lưu huỳnh ở điều kiện thường (S8)
- Tính chất vật lí: Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzene, carbon disulfide (CS2),…
- Tính chất hoá học: Lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử
+ Tính oxi hoá:
Hg + S → HgS
+ Tính khử:
- Ứng dụng: Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, dược phẩm, phẩm nhuộm, nông nghiệp,…Trong đó 90% lượng lưu huỳnh dùng để sản xuất H2SO4, lượng còn lại chế tạo diêm, sản xuất chất bột tẩy trắng giấy,….
2. Sulfur dioxide
- Trong phản ứng hoá học, sulfur dioxide có thể đóng vai trò là chất oxi hoá hoặc chất khử. Sulfur dioxide có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
+ SO2 là chất khử: SO2 + NO2 → SO3 + NO
+ SO2 là chất oxi hoá: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
- Ứng dụng: Sulfur dioxide được dùng để sản xuất sulfur acid; tẩy trắng giấy, bột giấy, chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm,…
- Sulfur dioxide là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí và có hại cho sức khoẻ của con người.
B. Bài tập
Đang cập nhật......
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 4: Ammonia và một số hợp chất ammonium
Lý thuyết Bài 5: Một số hợp chất với oxygen của nitrogen
Lý thuyết Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate
Lý thuyết Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
Lý thuyết Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ