Loperamide là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng

Thuốc loperamide là một trong những loại thuốc thường dùng trong điều trị tiêu chảy. Tuy nhiên công dụng, cách sử dụng, có những loại thuốc nào có thành phần này và những lưu ý ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Loperamide là gì?

Thuốc này được sử dụng để điều trị tiêu chảy đột ngột (bao gồm tiêu chảy khi đi du lịch). Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm nhu động ruột, từ đó giảm số lần đi tiêu và làm cho phân ít nước. Loperamide cũng được sử dụng để làm giảm lượng bài tiết ở những bệnh nhân đã trải qua thủ thuật mở thông ruột hồi. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị tiêu chảy đang diễn ra ở những người bị viêm ruột.

Loperamide chỉ điều trị các triệu chứng, không phải điều trị nguyên nhân gây ra tiêu chảy (ví dụ như nhiễm trùng). Việc điều trị các triệu chứng khác và nguyên nhân gây ra tiêu chảy nên được xác định bởi bác sĩ.

Dạng thuốc và hàm lượng

Loperamid dưới dạng: loperamid hydroclorid và loperamid oxyd.

Viên nang, viên nén: 2 mg (dạng loperamid hydroclorid).

Dung dịch uống: 1 mg/5 ml, lọ 5 ml, 10 ml, 60 ml, 90 ml, 120 ml;

1 mg/7,5 ml, lọ 60 ml, 120 ml, 360 ml (dạng loperamid hydroclorid).

Chỉ định và chống chỉ định của Loperamide

Chỉ Định Của Loperamide

Tiêu chảy mạn tính (do viêm đại tràng).

Tăng thể tích chất thải qua chỗ mở thông hỗng tràng hoặc đại tràng.

Són phân ở người lớn.

Ghi chú:

  • Điều trị chủ yếu trong tiêu chảy cấp là bồi phụ nước và điện giải. Loperamid thường được dùng ở người lớn để giảm triệu chứng tiêu chảy, nhưng Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo không dùng bất cứ thuốc trị tiêu chảy nào cho trẻ em bị tiêu chảy.
  • Ở một số nước khuyến cáo không dùng các thuốc ức chế nhu động ruột cho tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 12 tuổi (Anh) hoặc dưới 15 tuổi (Pháp).

Chống Chỉ Định Của Loperamide

  • Mẫn cảm với loperamid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng giả mạc (có thể gây đại tràng to nhiễm độc) do dùng kháng sinh.
  • Bụng trướng.
  • Đau bụng không do tiêu chảy.
  • Loperamid tránh dùng đầu tiên ở bệnh nhân lỵ cấp, viêm loét đại tràng chảy máu giai đoạn cấp, viêm đại tràng giả mạc, viêm ruột do nhiễm khuẩn.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc loperamide cho người lớn như thế nào?

Dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng:

  • Liều khởi đầu: dùng 4 mg uống sau lần đi phân lỏng đầu tiên.
  • Liều duy trì: dùng 2 mg uống sau mỗi lần đi phân lỏng, không vượt quá 16 mg trong vòng 24 giờ. Tình trạng lâm sàng thường được quan sát cải thiện trong vòng 48 giờ.

Dạng viên nén nhai:

  • Liều khởi đầu: dùng 4 mg sau lần đi phân lỏng đầu tiên;
  • Liều duy trì: dùng 2 mg sau mỗi lần đi phân lỏng, nhưng không quá 8 mg trong vòng 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tiêu chảy mãn tính:

Dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng:

  • Liều khởi đầu: dùng 4 mg uống một lần kèm theo 2 mg sau mỗi lần đi phân lỏng, không dùng vượt quá 16 mg trong vòng 24 giờ.
  • Liều duy trì: trung bình mỗi ngày là 4-8 mg. Tình trạng lâm sàng thường được quan sát cải thiện trong vòng 10 ngày. Nếu liều tối đa 16 mg trong 10 ngày không cải thiện lâm sàng, các triệu chứng sẽ không đảm bảo được kiểm soát nếu uống thêm.

Liều dùng thuốc loperamide cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh tiêu chảy cấp tính:

Trẻ 2-6 tuổi (13-20 kg): Nhóm tuổi này chỉ được sử dụng thuốc dạng lỏng.

  • Liều khởi đầu: dùng 1 mg uống 3 lần/ngày trong ngày đầu tiên;
  • Liều duy trì: dùng 0,1 mg/kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng, nhưng không vượt quá liều đầu tiên.

Trẻ 6-8 tuổi (20-30 kg):

Dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng:

  • Liều khởi đầu: dùng 2 mg uống 2 lần/ngày trong ngày đầu tiên;
  • Liều duy trì: dùng 0,1 mg/kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng, nhưng không vượt quá liều đầu tiên.

Dạng viên nén nhai:

  • Liều khởi đầu: dùng 2 mg uống sau lần đi phân lỏng đầu tiên;
  • Liều duy trì: dùng 1 mg uống sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo, nhưng không vượt quá 4 mg trong 24 giờ.

Trẻ 8-12 tuổi (nặng hơn 30 kg):

Dạng viên nén, viên nang, và dạng lỏng:

  • Liều khởi đầu: dùng 2 mg uống 3 lần/ngày trong ngày đầu tiên;
  • Liều duy trì: dùng 0,1 mg/kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng, nhưng không vượt quá liều đầu tiên.

Dạng viên nén nhai:

  • Liều ban đầu: dùng 2 mg, uống sau lần đi phân lỏng đầu tiên;
  • Liều duy trì: dùng 1 mg uống sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo, nhưng không vượt quá 6 mg trong 24 giờ.

Trẻ 12-18 tuổi:

Dạng viên nén, viên nén nhai, viên nang và dạng lỏng:

  • Liều khởi đầu: dùng 4 mg sau lần đi phân lỏng đầu tiên;
  • Liều duy trì: dùng 2 mg sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo, nhưng không quá vượt 8 mg trong 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh tiêu chảy mãn tính (dưới 2 năm):

Liều thuốc để điều trị tiêu chảy mãn tính chưa được xác định cho các bệnh nhân này.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Loperamide

Lưu ý chung

Mất nước và chất điện giải thường xảy ra ở người bị tiêu chảy, việc bổ sung các chất điện giải là quan trọng, sử dụng loperamid không thay thế được liệu pháp bổ sung nước và chất điện giải.

Thận trọng với những người bệnh giảm chức năng gan do thuốc giảm chuyển hóa bước đầu ở gan, gây độc TKTW.

Phải thận trọng đối với một số người bị viêm đại tràng loét cấp, loperamid ức chế nhu động ruột hoặc làm chậm thời gian vận chuyển ruột đã gây ra chứng phình đại tràng nhiễm độc. Phải ngừng thuốc ngay khi thấy bụng chướng to, táo bón hoặc liệt ruột.

Ngừng thuốc nếu không thấy cải thiện lâm sàng trong vòng 48 giờ.

Theo dõi nhu động ruột và lượng phân, nhiệt độ cơ thể (không tự dùng loperamid cho người bệnh trên 38,3 ºC). Theo dõi chướng bụng.

Không nên dùng thuốc khi tiêu chảy kèm sốt cao hoặc có máu trong phân.

Dùng rất thận trọng ở trẻ em vì đáp ứng với thuốc thay đổi nhiều, nhất là khi có mất nước và điện giải. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo không dùng cho trẻ nhỏ bị tiêu chảy cấp.

Không dùng thuốc khi ức chế nhu động ruột cần tránh. Ngừng dùng thuốc nếu thấy táo bón, đau bụng hoặc tắc ruột tiến triển.

Dùng thận trọng với bệnh nhân nhiễm HIV, dừng điều trị khi thấy dấu hiệu căng chướng bụng.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Chưa có đủ các nghiên cứu trên phụ nữ mang thai. Không nên dùng cho phụ nữ mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Thuốc vào sữa và không khuyến cáo cho người đang cho con bú. Phải thận trọng và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Loperamide có thể xảy ra tình trạng mất ý thức, suy giảm ý thức, mệt mỏi, chóng mặt hoặc buồn ngủ khi điều trị tiêu chảy. Vì vậy, cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Tác dụng phụ của Loperamide

Thường gặp

Táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt.

Ít gặp

Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, chướng bụng, khô miệng, nôn.

Hiếm gặp

Tắc ruột do liệt, dị ứng.

Không xác định tần suất

Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn, phù mạch, ban rộp lên, buồn ngủ, khó tiêu, ban đỏ đa dạng, mệt mỏi, đầy hơi, ruột kết to, ngứa, ban da, hội chứng Stevens-Johnson, hoạt tử biểu bì, bí tiểu, mày đay.

Cách xử trí tác dụng phụ của loperamide

  • Táo bón: Ngưng dùng loperamide. Nếu bị táo bón, hãy ăn nhiều chất xơ hơn bằng cách ăn trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc và uống nhiều nước. Cố gắng tập thể dục thường xuyên chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy hàng ngày. Nếu không thấy tiến triển, hãy liên hệ với dược sĩ hoặc bác sĩ
  • Cảm thấy chóng mặt: Nếu uống loperamide gây chóng mặt khi đứng lên, hãy thử đứng dậy thật chậm hoặc ngồi xuống cho đến khi cảm thấy tốt hơn. Khi bắt đầu cảm thấy chóng mặt, hãy nằm xuống để không bị ngất, sau đó ngồi cho đến lúc tình hình tốt hơn. Tránh lái xe, đi xe đạp hoặc sử dụng các công cụ hay máy móc khi bị chóng mặt.
  • Cảm thấy buồn nôn: Hãy thử uống loperamide cùng hoặc sau bữa ăn hay bữa ăn nhẹ. Nên ăn theo chế độ ăn đơn giản và tránh các loại thức ăn nhiều gia vị
  • Nhức đầu: Hãy đảm bảo cho bản thân được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Không uống quá nhiều rượu. Hỏi dược sĩ nếu muốn dùng thuốc giảm đau. Liên hệ với bác sĩ trong trường hợp cơn đau đầu kéo dài hơn một tuần hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Xì hơi: tránh các thực phẩm gây tích tụ hơi như đậu lăng, đậu và hành tây. Có thể ăn các bữa nhỏ hơn và ăn nhiều bữa hơn; ăn uống chậm rãi, tập thể dục thường xuyên. Một vài những sản phẩm có thể mua ở hiệu thuốc để giảm đầy hơi. Loperamide có thể được mua trộn với simeticone, một loại thuốc để điều trị đầy hơi

Tương tác của loperamide với các loại thuốc khác

Có một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của loperamide. 

Hỏi ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ nếu đang dùng: 

  • Ritonavir, dùng để điều trị nhiễm HIV 
  • Quinidine, dùng để điều trị nhịp tim bất thường hoặc sốt rét 
  • Itraconazole, dùng để điều trị nhiễm trùng nấm 
  • Gemfibrozil, dùng để điều trị cholesterol cao 
  • Desmopressin, dùng cho chứng đái dầm hoặc đái nhiều 
  • Các loại thuốc khác dùng cho bệnh tiêu chảy, táo bón hoặc bất kỳ thuốc cho vấn đề nào khác về dạ dày hoặc ruột 

Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bị bệnh tiêu chảy rất nặng hay đang dùng metformin để điều trị tiểu đường hoặc sử dụng các thuốc cao huyết áp hoặc suy tim khác. Khi đó, bác sĩ có thể yêu cầu ngừng dùng những loại thuốc trên trong vài ngày cho đến khi tình trạng tiêu chảy đỡ hơn. 

Dùng loperamide kèm các sản phẩm thảo dược hoặc chất bổ sung 

Có rất ít thông tin về việc sử dụng loperamide cùng với các thảo dược và sản phẩm bổ sung. 

Quan trọng là hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bản thân đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, bao gồm cả thảo dược, vitamin hoặc các chất bổ sung.

Quá Liều & Quên Liều Loperamide

Quên liều Loperamide và xử trí

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Quá liều và xử trí

Loperamid uống quá liều có thể gây liệt ruột và ức chế hô hấp. Một người lớn đã uống 3 liều 20 mg loperamid trong 24 giờ thấy buồn nôn sau liều thứ 2 và nôn sau liều thứ 3. Trong nghiên cứu để đánh giá các ADR, cố ý uống liều duy nhất tới 60 mg không gây tai biến nào quan trọng về lâm sàng.

Ở trẻ em nhiều tác dụng phụ nặng đã được báo cáo như phình đại tràng nhiễm độc, mất ý thức, mê sảng. Liệt ruột cũng đã xảy ra, một số gây tử vong.

  • Cách xử lý khi quá liều

Rửa dạ dày, sau đó cho uống khoảng 100 g than hoạt qua ống xông dạ dày.

Theo dõi ít nhất trong 24 giờ các dấu hiệu ức chế TKTW, nếu có thì cho tiêm tĩnh mạch 2 mg naloxon (0,01 mg/kg cho trẻ em), có thể dùng nhắc lại nếu cần, tổng liều có thể tới 10 mg.

Vì thời gian tác dụng của loperamid dài hơn thời gian tác dụng của naloxon, nên phải theo dõi sát người bệnh và phải cho thêm liều naloxon nếu cần. Phải theo dõi các dấu hiệu chức năng sống ít nhất 24 giờ sau liều cuối naloxon.

Bài niệu tích cực không tác dụng vì thuốc ít đào thải qua nước tiểu.

Câu hỏi liên quan

Kem primer là lớp lót giữa các sản phẩm dưỡng da và sản phẩm trang điểm. Sau khi dùng các sản phẩm dưỡng da, bạn nên thoa primer từ giữa khuôn mặt ra phía ngoài. Nếu bạn sưng bọng mắt, nên cho primer vào tủ lạnh trước khi dùng bởi vì độ lạnh giúp làm dịu da và giảm sưng. Nếu da nhạy cảm, bạn cần tránh thoa primer bằng tay, nên dùng cọ phấn nền để tán primer. Một vài loại primer cần được thoa lên da, một số loại khác thì cần vỗ đều khi sử dụng. Tuy nhiên, cả hai cách đều sẽ cho kết quả tốt nhất khi dùng tay thực hiện. Hãy để cho primer ngấm từ từ. Sau khi đã sử dụng primer, bạn hãy làm những việc khác như đánh răng hay làm tóc. Nếu sử dụng kem nền tức thì ngay trên lớp primer, hai sản phẩm này có thể trộn lẫn vào nhau và không mang lại hiệu quả rõ rệt. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ cảm nhận một làn da hoàn hảo, mềm mịn.
Xem thêm
Màu hồng: Giúp da xỉn màu có thể bắt sáng và bóng khỏe hơn. Màu xanh: điều chỉnh sắc tố da, giúp che đi vết mụn đỏ hoặc che phần da mỏng bị lộ tơ máu. Màu tím: khắc phục làn da xám, vàng Màu trắng: giúp duy trì độ bám của lớp trang điểm và kiềm dầu. Dựa vào đặc điểm da (da khô, da dầu, da nhạy cảm) và tình trạng da, bạn có thể lựa chọn những loại Primer có màu như trên để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm
Mỗi thành phần trong các loại mỹ phẩm đều có thể gây kích ứng cho một số người dùng. Bởi cơ địa mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường và yếu tố từ bên trong cơ thể. Nếu bạn bị kích ứng nhẹ, bạn có thể tìm hiểu rõ về thành phần sản phẩm và lựa chọn loại khác có thành phần dịu nhẹ và lành tính hơn. Nếu bị kích ứng nặng thì bạn cần ngưng sử dụng sản phẩm ngay và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra da.
Xem thêm
Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt chuyên dụng. Sau đó thoa nhẹ nước hoa hồng (nếu có) để làn da sạch hơn. Cho một lượng nhỏ Primer ra lòng bàn tay hoặc đầu ngón tay. Không lấy quá nhiều Primer, nếu không làn da bạn sẽ rơi vào tình trạng bóng nhờn quá mức. Sử dụng đầu ngón tay để thoa và tán đều Primer lên trên mặt. Tập trung ở những vùng không được mịn như cánh mũi. Có thể thoa thêm một chút BB Cream để vẻ đẹp của da được tự nhiên, có nhiều sức sống hơn.
Xem thêm
Primer là một dạng lót cho kem nền, phấn phủ hoặc các sản phẩm trang điểm khác. Có rất nhiều loại primer với những thành phần khác nhau nhưng đa số các loại primer đều có dạng lỏng, gel và có phần nền silicon giữ cho lớp make-up được bền hơn. Mỗi loại primer với cấu tạo tông nền khác nhau lại có một tác dụng riêng trong việc làm hài hòa màu da của bạn. 7 công dụng của primer: Làm đều màu da bằng primer có màu Dùng lót cho vùng mắt Làm cong mi Làm dịu mụn Làm kem lót che khuyết điểm cho môi Giữ lớp nền lâu trôi Làm mịn mọi vùng da
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Kem primer
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!