Lợi khuẩn Lactobacillus là gì? Vai trò của lợi khuẩn

Lactobacillus là vi khuẩn sống tồn tại nhiều nhất ở hệ tiêu hóa, vừa giúp điều trị, vừa hỗ trợ bảo vệ sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về lactobacillus.

Tổng quan về lactobacillus

Lactobacillus (Acidophilus) là loại vi khuẩn được tìm thấy trong miệng, ruột và âm đạo, thường được biết đến như một lợi khuẩn (probiotic). 

Probiotics là nhóm vi khuẩn có lợi đối với sức khỏe, giống với vi khuẩn trong cơ thể. Các loại chế phẩm bổ sung chứa probiotic thuộc các dòng khác nhau và có thể hoạt động theo cách khác nhau.

Lactobacillus có ở dạng viên nang, viên nén, bánh xốp, bột và thuốc đặt âm đạo. Ngoài ra, lactobacillus được tìm thấy trong cả một số sản phẩm sữa, chẳng hạn như sữa chua và được thêm vào trong nhiều loại thực phẩm nhằm mục đích thương mại.

Kefir uống và nấm trong bát Nấm Kefir trong bát màu xanh lá cây và uống kefir trong ly.Lactobacillus có mặt trong một số loại thực phẩm lên men như sữa chua, nấm kefir  Nguồn: iStock

Lactobacillus có mặt trong một số loại thực phẩm lên men như sữa chua, nấm kefir

Nguồn: iStock 

Lactobacillus thường được sử dụng để điều trị viêm âm đạo (do vi khuẩn), rối loạn tiêu hóa cũng như để thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn.

Công dụng của lactobacillus

Nghiên cứu về việc sử dụng lactobacillus trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý cụ thể cho thấy:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Sử dụng lactobacillus bằng đường uống, thuốc đặt âm đạo lactobacillus hoặc thoa sữa chua có chứa lactobacillus vào âm đạo đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị loại viêm âm đạo này.
  • Nhiễm trùng phổi: Latobacillus giúp giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp mà trẻ em gặp phải.
  • Một số loại tiêu chảy: Khi dùng chung với thuốc kháng sinh, lactobacillus có thể giúp giảm tiêu chảy, đầy hơi và chuột rút do vi khuẩn nguy hiểm gây ra các triệu chứng từ tiêu chảy đến viêm ruột kết (nhiễm C. difficile). Bên cạnh đó, chế phẩm bổ sung lactobacillus cũng làm giảm tiêu chảy liên quan đến sử dụng kháng sinh và nhiễm trùng C. difficile ở những người nhập viện.
  • Bệnh chàm: Sử dụng lactobacillus đường uống cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú và trẻ sơ sinh có thể giúp giảm sự xuất hiện của bệnh chàm (viêm da dị ứng) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tác dụng phụ của lactobacillus

Asian woman has diarrhea, She carried toilet paper and touched her stomach. With isolated white background. Asian woman has diarrhea, She carried toilet paper and touched her stomach. With isolated white background. constipation stock pictures, royalty-free photos & imagesMột số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng các chế phẩm chứa lactobacillus là táo bón, đầy hơi  Nguồn: iStock

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng các chế phẩm chứa lactobacillus là táo bón, đầy hơi

Nguồn: iStock 

Các tác dụng phụ có thể xảy ra do lactobacillus bao gồm:

  • Táo bón
  • Đầy hơi
  • Chướng bụng
  • Tăng cảm giác khát

Nếu bạn bị suy giảm miễn dịch, hãy cân nhắc trao đổi với bác sĩ trước khi dùng các sản phẩm có chứa vi khuẩn sống như lactobacillus.

Nếu bạn gặp tình trạng không dung nạp được lactose, hãy lưu ý khi lựa chọn loại sản phẩm lactobacillus để sử dụng vì một số sản phẩm có thể chứa lactose.

Tương tác thuốc lactobacillus

Không có tương tác đáng kể nào được biết đối với lactobacillus.

Tổng kết

Hiện nay, ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học như lactobacillus. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm các thực phẩm lên men như sữa chua, đã có thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ lợi khuẩn cần thiết.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!