Kỹ thuật tiêm dưới da: Những điều bạn cần biết

Tiêm dưới da là một trong những kỹ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây cũng là kỹ thuật tiêm quan trọng. Tiêm dưới da là kỹ thuật dùng bơm kim tiêm để đưa một lượng dung dịch thuốc vào mô liên kết của bệnh nhân.

Video Kỹ thuật tiêm dưới da

Tiêm dưới da là gì?

Tiêm dưới da là kỹ thuật dùng bơm kim tiêm để đưa một lượng dung dịch thuốc vào mô liên kết của bệnh nhân.

Kỹ thuật tiêm dưới da đem đến hiệu quả cao trong việc tiêm vắc - xin và thuốc với quá trình hấp thụ thuốc một cách từ từ cũng như kéo dài thời gian tác dụng của thuốc, chẳng hạn như insulin, goserelin... Vì vậy, trong gây tê, chủng ngừa và điều trị toàn thân sẽ thường lựa chọn sử dụng kỹ thuật tiêm dưới da.

Chỉ định tiêm dưới da

Bút tiêm insulin dưới daBút tiêm insulin dưới daTiêm dưới da được chỉ định khi tiêm những loại thuốc với mong muốn chúng thấm dần dần vào cơ thể đồng thời phát huy tác dụng một cách từ từ như insulin, Atropin suphat...

Chống chỉ định tiêm dưới da

Tiêm dưới da chống chỉ định đối với các loại thuốc khó hấp thụ, thuốc dạng dầu, khó tan và gây đau, hoại tử, chẳng hạn như testosterone...

Vùng tiêm và góc độ tiêm

Có thể tiêm dưới da ở tất cả những vùng da trên cơ thể vì ít gặp các mạch máu, thần kinh lớn ở tổ chức dưới da. Lớp mô dưới da thường ít cọ xát, mềm và ít bị nhiễm khuẩn.

Vị trí tiêm thường ở mặt ngoài cánh tay, cơ tam đầu cánh tay, vùng da bụng, bả vai, vùng mặt trước ngoài đùi... Đây là những vùng không gây lở loét và để lại sẹo trên da sau khi tiêm.

Cần phải thay đổi vị trí tiêm nếu tiêm nhiều lần, tránh tiêm vào mũi kim cũ.

Vùng da bả vai thích hợp tiêm dưới daVùng da bả vai thích hợp tiêm dưới daGóc độ tiêm từ 30 đến 45 độ so với mặt da.

Các loại thuốc tiêm dưới da 

Tiêm dưới da thường được chỉ định cho các thuốc tiêm với liều lượng ít (thường ít hơn 1ml, tối đa 2ml). Insulin và một số hormone thường được dùng dưới dạng tiêm dưới da. 

Insulin thường được chỉ định tiêm dưới da cho bệnh nhân đái tháo đường. Nguồn ảnh: www.endocrineweb.comInsulin thường được chỉ định tiêm dưới da cho bệnh nhân đái tháo đường. Nguồn ảnh: www.endocrineweb.com

Các loại thuốc khác cần tiêm rất nhanh cũng có thể tiêm dưới da. Epinephrine cũng được sản xuất dưới dạng bút tiêm tự động, được gọi là EpiPen, được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Chỉ định của EpiPen là tiêm bắp, nhưng Epinephrine vẫn sẽ phát huy tác dụng nếu tiêm dưới da.

Một số loại thuốc giảm đau như Morphin và Hydromorphone (Dilaudid) có thể tiêm dưới da. Thuốc chống nôn như Metoclopramide (Reglan) hoặc Dexamethasone (DexPak) cũng được chỉ định tiêm dưới da. 

Một số vaccine và mũi tiêm phòng dị ứng cũng có chỉ định tiêm dưới da. Tuy nhiên, đa số các loại vaccine  khác được sử dụng theo đường tiêm bắp (tiêm trực tiếp vào mô cơ). 

Chuẩn bị tiêm dưới da 

Vị trí tiêm rất quan trọng đối với kỹ thuật tiêm dưới da. Thuốc cần được đưa vào mô mỡ ngay dưới da. Một số vùng trên cơ thể có lớp mô mỡ dễ tiếp cận hơn, nơi kim tiêm sẽ không đâm vào cơ, xương hoặc mạch máu. 

Các vị trí tiêm dưới da hay gặp nhất là: 

  • Bụng: ngang rốn hoặc dưới rốn, cách rốn khoảng 5 cm.
  • Cánh tay: Mặt sau hoặc mặt bên của cánh tay.
  • Đùi: mặt trước của đùi.
Vị trí tiêm dưới da. Nguồn ảnh: www.healthline.comVị trí tiêm dưới da. Nguồn ảnh: www.healthline.com

Chuẩn bị dụng cụ cho tiêm dưới da: 

  • Thuốc: Thuốc tiêm dạng lỏng có thể dùng một hoặc nhiều lần. Một số loại thuốc ở dạng bột và cần pha với nước cất trước khi tiêm. 
  • Bơm kim tiêm: Kim ngắn, thường dài khoảng 1.5cm. Độ dày của kim khoảng 0.36-0.46 mm. Thể tích ống tiêm thường là 1ml, cũng có một số loại với thể tích khác, thường là cho trẻ em hoặc người bị suy giảm thị lực.
  • Bút tiêm tự động: Một số loại thuốc được sản xuất dưới dạng bút tiêm với một cây kim ngắn (loại dùng một lần) được lắp vào đầu cây bút. Điều chỉnh lượng thuốc tiêm ở cuối cây bút. Như đã đề cập ở trên, thuốc khẩn cấp như Epinephrine cũng được sản xuất dưới dạng bút tiêm. 

Kỹ thuật tiêm dưới da 

1. Rửa tay: Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Đảm bảo chà kỹ giữa các ngón tay, trên mu bàn tay và dưới móng tay. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đề xuất nên rửa với xà phòng trong 20 giây - thời gian cần thiết để hát hai lần bài hát "Chúc mừng sinh nhật". 

2. Chuẩn bị dụng cụ: 

  • Bơm kim tiêm hoặc mũi kim và bút tiêm tự động 
  • Bông cồn
  • Gạc
  • Hộp đựng mũi kim và bơm kim tiêm đã qua sử dụng. Thường là hộp đựng vật sắc nhọn bằng nhựa, màu vàng. 
  • Băng dán cá nhân 

3. Sát khuẩn và kiểm tra vị trí tiêm: Trước khi tiêm, kiểm tra da trên vị trí tiêm để đảm bảo rằng không có vết bầm tím, bỏng, sưng, cứng hoặc bị kích ứng. Các vị trí tiêm nên thay đổi xen kẽ để tránh tổn thương một vị trí do phải tiêm thường xuyên. Sau đó, sát khuẩn da bằng bông tẩm cồn. Đơi da khô hết cồn trước khi tiêm. 

4. Chuẩn bị bơm kim tiêm có chứa thuốc: Trước khi tiêm thuốc, cần kiểm tra để đảm bảo đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng đường dùng. Mỗi lần tiêm nên thay kim (đối với bút tiêm) và bơm kim tiêm mới.  

Chuẩn bị một ống tiêm: 

Tháo nắp lọ thuốc tiêm: Nếu lọ thuốc sử dụng nhiều lần, hãy ghi lại thời điểm mở lọ lần đầu tiên. Nên sát khuẩn nút cao su bằng tăm bông tẩm cồn.

Rút pít-tông để hút không khí vào bơm kim tiêm, lượng không khí hút vào bằng đúng lượng thuốc sẽ tiêm. Cắm kim vào nút cao su trên lọ thuốc. Đẩy không khí vào lọ thuốc làm tăng áp suất không khí trong lọ, từ đó, dễ dàng lấy thuốc vào bơm kim tiêm. Tuy nhiên, nếu bỏ qua bước đẩy không khí, bạn vẫn có thể lấy thuốc vào bơm kim tiêm.  

Bơm toàn bộ không khí vào lọ thuốc. Lưu ý, không để tay chạm vào kim tiêm.  

Đẩy không khí vào lọ thuốc tiêm. Nguồn ảnh: www.healthline.comĐẩy không khí vào lọ thuốc tiêm. Nguồn ảnh: www.healthline.com

Lấy thuốc vào bơm kim tiêm: Lật ngược lọ thuốc và bơm kim tiêm để kim hướng lên trên. Sau đó kéo pít-tông để lấy đúng lượng thuốc cần tiêm.

Lấy thuốc vào bơm kim tiêm. Nguồn ảnh: www.healthline.comLấy thuốc vào bơm kim tiêm. Nguồn ảnh: www.healthline.com

Loại bỏ bọt khí: Gõ vào bơm kim tiêm để đẩy bọt khí lên trên. Sau đó, ấn nhẹ pít-tông để đẩy bọt khí ra ngoài. 

Loại bỏ bọt khí. Nguồn ảnh: www.healthline.comLoại bỏ bọt khí. Nguồn ảnh: www.healthline.com

Đối với bút tiêm tự động: 

  • Nếu bạn đang sử dụng bút tiêm, hãy gắn đầu kim vào bút.
  • Lần đầu tiên sử dụng bút, bạn cần phải đẩy lượng khí thừa trong bút tiêm ra ngoài. 
  • Chọn số tương ứng với liều lượng nhỏ (thường là 2 đơn vị hoặc 0,02ml, hoặc theo hướng dẫn trên bao bì) và nhấn nút để đẩy không khí thừa ra ngoài.
  • Chọn số tương ứng với liều lượng tiêm và chuẩn bị cho việc tiêm thuốc.

5. Tiêm thuốc. 

Véo da: Véo da bằng ngón cái và ngón trỏ, giữ nguyên. (Ngón cái và ngón trỏ cách nhau khoảng 3.8cm.) Động tác này nhằm kéo các mô mỡ ra khỏi cơ và tiêm dễ hơn. 

Véo da bụng. Nguồn ảnh: www.healthline.comVéo da bụng. Nguồn ảnh: www.healthline.com

Đâm kim: Đâm kim vào vùng da vừa véo, mũi kim vuông góc với mặt da. Động tác đâm kim cần nhanh, dứt khoát nhưng không quá mạnh. Trong trường hợp lớp mỡ dưới da mỏng, mũi kim cần chếch 45° so với bề mặt da. 

Đâm kim vuông góc với bề mặt da. Nguồn ảnh: www.healthline.comĐâm kim vuông góc với bề mặt da. Nguồn ảnh: www.healthline.com

Bơm thuốc: Từ từ đẩy pít-tông để tiêm thuốc. Tiêm đủ liều thuốc.

Từ từ đẩy pít-tông để tiêm thuốc. Nguồn ảnh: www.healthline.comTừ từ đẩy pít-tông để tiêm thuốc. Nguồn ảnh: www.healthline.com

Rút kim: Thả tay đang véo da và rút kim. Bỏ kim vào hộp đựng vật sắc nhọn để tránh bị kim đâm.  

Tạo áp lực lên vị trí tiêm: Dùng gạc để ấn nhẹ vào vị trí vừa tiêm. Thường rất ít khi chảy máu, nếu có cũng chảy rất ít. Vết tiêm có thể bầm tím nhẹ sau đó, nhưng đừng lo lắng vì hiện tượng bầm tím sau tiêm cũng rất phổ biến.  

Các tai biến có thể gặp khi tiêm dưới da 

Nếu phải tiêm dưới da nhiều hơn một liều hoặc tiêm liên tục trong nhiều ngày, hãy luân phiên các vị trí tiêm. Nói chung, bạn không nên tiêm vào cùng một vị trí trong hai lần liên tiếp.  

Ví dụ sáng nay bạn tiêm vào đùi trái thì chiều nay nên tiêm vào đùi phải. Tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí có thể gây khó chịu, thậm chí gây tổn thương mô.   

Cũng giống như bất kỳ kỹ thuật tiêm khác, có thể xảy ra nhiễm trùng tại vết tiêm. Các dấu hiệu của nhiễm trùng tại chỗ:  

  • Đau dữ dội
  • Đỏ
  • Sưng tấy
  • Nóng hoặc chảy dịch  

Nếu gặp phải các triệu chứng kể trên, liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!