Trắc nghiệm Vật lý Bài tập về lực cản của chất lưu có đáp án

Trắc nghiệm Vật lý Bài tập về lực cản của chất lưu có đáp án

  • 124 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một khối hộp có dạng hình lập phương nặng 1g đặt trong nước nguyên chất có khối lượng riêng ρ = 1000kg/m3. Mỗi cạnh của hộp có độ dài 1cm. Khối hộp này sẽ:

Một khối hộp có dạng hình lập phương nặng 1g đặt trong nước nguyên chất có khối lượng riêng ρ = 1000kg/m3. Mỗi cạnh của hộp có độ dài 1cm. Khối hộp này sẽ:   A. nổi lên. B. chìm xuống. C. đứng yên trong nước. D. Không đủ dữ liệu để kết luận. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Đổi khối lượng riêng  ρ = 1000 kg/m3 = 1g/cm3.

Trọng lượng của khối hộp P = mg

Lực đẩy Archimedes lên khối hộp đó: FA = ρ.g.V

Do m = 1g. ρ.V = 1.1 = 1g

Từ đó ta thấy P và FA có độ lớn bằng nhau. Vì vậy vật này đứng yên trong nước.

Lưu ý: Các lực khác ngoài 2 lực này triệt tiêu nhau.


Câu 2:

Có ba hình lập phương giống hệt nhau đứng cân bằng trên mặt nước như hình vẽ. Phần thể tích chìm trong nước của vật nào là lớn nhất?

Có ba hình lập phương giống hệt nhau đứng cân bằng trên mặt nước như hình vẽ. Phần thể tích chìm trong nước của vật nào là lớn nhất?   A. Vật A. B. Vật B. C. Vật C. D. Cả 3 đáp án đều sai. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vì ba khối lập phương đều đứng cân bằng và giống hệt nhau nên lực đẩy Archimedes lên cả ba vật phải bằng nhau: FA = FB = FC = ρ.g.V.

Dễ thấy phần thể tích chìm trong nước của cả ba vật phải bằng nhau.


Câu 3:

Lực cản không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Lực cản tác dụng lên vật phụ thuộc vào hình dạng và vận tốc của vật.


Câu 4:

Tính độ chênh lệch áp suất giữa 2 điểm nằm trong nước, trong thủy ngân trên hai mặt phẳng nằm ngang cách nhau 20 cm. Biết ρH2O=1000kg/m3ρHg=13600kg/m3   và g = 9,8 m/s2.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Công thức tính độ chênh lệch áp suất:  Δp=ρg.Δh

 ΔpH2O=1000.9,8.0,2=1960Pa
 ΔpHg=13600.9,8.0,2=26656Pa

Câu 5:

Chất lưu là thuật ngữ dùng để chỉ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chất lưu là thuật ngữ dùng để chỉ chất lỏng và chất khí.


Câu 6:

Một chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống thường chao liệng trên không rồi mới rơi tới đất là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khi chiếc lá rơi từ trên cây xuống, phiến lá rộng nên lá chịu tác dụng đáng kể của lực cản của không khí, do đó, nó chao liệng trên không rồi mới rơi xuống tới đất.


Câu 7:

Độ lớn của lực cản phụ thuộc vào yếu tố nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Lực cản tác dụng lên vật phụ thuộc vào hình dạng và vận tốc của vật.


Câu 8:

Biết thể tích các chất chứa trong bốn bình ở Hình 34.1 bằng nhau, S1=S2=S3=4S4;ρcat=3,6ρnuocmuoi=4ρnuoc. Sự so sánh nào sau đây về áp lực của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình là đúng?

Biết thể tích các chất chứa trong bốn bình ở Hình 34.1 bằng nhau, S1=S2=S3=4S. Sự so sánh nào sau đây về áp lực của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình là đúng? (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Áp lực có độ lớn bằng trọng lượng P của vật tác dụng lên mặt đáy.

Trọng lượng: P = mg

Mà khối lượng   m=ρV

Biết thể tích các chất chứa trong bốn bình ở Hình 34.1 bằng nhau, S1=S2=S3=4S4;ρcat=3,6ρnuocmuoi=4ρnuoc. Sự so sánh nào sau đây về áp lực của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình là đúng?

Do thể tích của chất lỏng ở các bình bằng nhau, mà  ρcat=3,6ρnuocmuoi=4ρnuoc nên có:

mcat=3,6mnuocmuoi=4mnuocPcat=3,6Pnuocmuoi=4Pnuoc

 Fcat=3,6Fnuocmuoi=4FnuocF1=3,6F4=4F2=4F3F1>F4>F2=F3

Câu 9:

Chọn phát biểu đúng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A, B – sai vì áp suất nước ở đáy bình phụ thuộc cả vào độ sâu của đáy bình so với với mặt thoáng của chất lỏng,

D – sai chất lỏng truyền áp suất theo mọi hướng.


Câu 10:

Một quả cầu có thể tích 20 cm3 lơ lửng trong nước, khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3, lấy g = 9,8 m/s2, lực đẩy Archimedes tác dụng lên quả cầu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đổi 20 cm3 = 20.10-6 m3; ρ = 1 g/cm3 = 1000 kg/m3.

Ta có: FA = ρ.g.V = 1000.9,8.20.10-6 = 0,196 N


Câu 11:

Một vật nổi được trên bề mặt chất lỏng là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trạng thái nổi lên hay chìm xuống của vật ở trong nước phụ thuộc vào chênh lệch độ lớn giữa trọng lực và lực đẩy Archimedes tác dụng vào vật. Vật nổi được trên mặt nước là do lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật cân bằng với trọng lực của vật.


Câu 12:

Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi xuống, khi đó độ lớn giữa lực đẩy Archimedes và trọng lượng của vật như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trạng thái nổi lên hay chìm xuống của vật ở trong nước phụ thuộc vào chênh lệch độ lớn giữa trọng lực và lực đẩy Archimedes tác dụng vào vật. Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi xuống, có nghĩa là, độ lớn giữa lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng (độ lớn của trọng lực) của vật.


Câu 13:

Một bình nước có dạng ống dài chứa đầy nước, có một lỗ thủng để nước chảy ra như hình. Đâu là mô tả đúng về lượng nước chảy ra theo thời gian?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dựa theo sự chênh lệch áp suất giữa mặt nước và lỗ thủng ta thấy khi lượng nước giảm thì độ chênh lệch này sẽ giảm dần. Vì vậy càng chảy xuống thì nước chảy càng chậm do áp suất giảm.


Câu 14:

Một hòn đá được thả rơi vào chất lỏng. Sau một khoảng thời gian, người ta quan sát thấy hòn đá chuyển động thẳng đều. Khi đó, các lực tác dụng lên vật được biểu diễn như hình dưới. Hình dưới đã biểu diễn đủ các lực tác dụng lên vật chưa? Nếu chưa, hãy bổ sung và tính độ lớn của lực còn thiếu.

Một hòn đá được thả rơi vào chất lỏng. Sau một khoảng thời gian, người ta quan sát thấy hòn đá chuyển động thẳng đều. Khi đó, các lực tác dụng lên vật được biểu diễn như hình dưới. Hình dưới đã biểu diễn đủ các lực tác dụng lên vật chưa? Nếu chưa, hãy bổ sung và tính độ lớn của lực còn thiếu. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hình dưới còn thiếu lực cản của nước:

Một hòn đá được thả rơi vào chất lỏng. Sau một khoảng thời gian, người ta quan sát thấy hòn đá chuyển động thẳng đều. Khi đó, các lực tác dụng lên vật được biểu diễn như hình dưới. Hình dưới đã biểu diễn đủ các lực tác dụng lên vật chưa? Nếu chưa, hãy bổ sung và tính độ lớn của lực còn thiếu. (ảnh 2)

Khi hòn đá chuyển động thẳng đều:

 Fc=PFA=2,50,5=2N

 


Bắt đầu thi ngay