Trắc nghiệm Văn 10 Cánh diều Phân tích Lính đảo hát tình ca trên đảo có đáp án
Trắc nghiệm Văn 10 Cánh diều Phân tích Lính đảo hát tình ca trên đảo có đáp án
-
133 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai?
Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biển diễn có gì đặc biệt?
Sân khấu biểu diễn sơ sài, đơn giản: Đó là không gian của biển cả, có đá san hô và vài tấm tôn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Qua buổi biểu diễn, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào?
Hình tượng người lính đảo hiện lên: Là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui, tinh thần bất khuất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
Người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ như thế nào?
Chi tiết thể hiện ngoại hình của người lính đảo: mấy chàng đầu trọc, lính trọc đầu, lính già lính trẻ đều trọc tếu giống những sư cụ là bà con xa với bụt ốc.
Ngoại hình ấn tượng với đầu trọc lốc không tóc, càng làm nổi bật sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất nơi đây, điều kiện sống nguy hiểm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt?
Điều đặc biệt ở bản tình ca của lính đảo: Có giai điệu ngang tàn như gió biển, lời ca toàn những nhớ nhung và yêu thương. Lời hát của họ rì rào trong không gian, như những tiếng vỏ ốc vang vọng ngoài biển khơi. Lời hát của họ giống như một câu chuyện kể dịu êm với những điều lãng mạn: đêm trang, hàng cây xanh, tay nắm tay.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Phép điệp cấu trúc thơ: "Nào hát lên; Rằng chúng ta/ Rằng tình yêu" có tác dụng gì?
Phép điệp được sử dụng trong hai khổ thơ 8 và 9: Điệp lại cấu trúc thơ: Nào hát lên; Rằng chúng ta/ Rằng tình yêu. Phép điệp cấu trúc giúp hai khổ thơ liên kết gần gũi, dễ đọc dễ nhớ giống đoạn điệp khúc của một bài hát.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
“Những giai điệu ngang tàng như gió biển
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi”
Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu thơ trên sử dụng biện pháp so sánh: So sánh “giai điệu” (là những lời ca, tiếng hát của người lính biển) với “gió biển”.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?
Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ?
Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo. Giọng điệu bài thơ lúc thì du dương trầm bổng, lúc lại rộn rã vui tươi đầy tự hào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
Qua bài thơ, cuộc sống vật chất và tâm hồn người lính đảo hiện lên như thế nào?
Qua bài thơ, cuộc sống người lính đảo hiện lên với nhiều thiếu thốn, khắc nghiệt nhưng trong họ vẫn luôn thường trực niềm tin yêu mãnh liệt; luôn mang trong mình tình yêu tổ quốc, tình yêu lứa đôi và lạc quan, yêu đời.
Đáp án cần chọn là: C