Trắc nghiệm tổng hợp KHTN 7 Các dạng bài tập Hóa có đáp án

Dạng 1: xác định thành phần cấu tạo nguyên tử có đáp án

  • 549 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nguyên tử X có tổng số hạt là 48, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Số hạt proton trong nguyên tử X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi số hạt proton, neutron, electron có trong X lần lượt là P, N và E.

Trong đó: P = E (do nguyên tử trung hoà về điện).

Tổng số hạt trong nguyên tử X là 48 nên: P + N + E = 48 hay 2P + N = 48 (1).

Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 nên:

(P + E) – N = 16 hay 2P – N = 16 (2).

Lấy (1) + (2) được 4P = 64 Þ P = 16.

Vậy số hạt proton của nguyên tử X là 16.


Câu 2:

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số proton, số neutron, số electron của nguyên tử  X lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X lần lượt là P, N và E.

Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P.

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46 nên:

P + N + E = 46 hay 2P + N = 46                    (1)

Trong X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 nên:

(P + E) – N = 14 hay 2P – N = 14                  (2)

Từ (1) và (2) ta có: P = E = 15 và N = 16.

Số hạt proton, neutron và electron của X lần lượt là 15, 16, 15.


Câu 3:

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 10. Số proton có trong nguyên tử X là (biết trong nguyên tử X, số neutron lớn hơn số electron và nhỏ hơn 1,5 lần số electron)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi số proton, electron và neutron trong X lần lượt là P, E, N.

Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P.

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 10 nên:

P + N + E = 10 hay 2E + N = 10 hay N = 10 – 2E.

Trong nguyên tử X, số neutron lớn hơn số electron và nhỏ hơn 1,5 lần số electron nên:

E < N < 1,5E (1)

Thay N = 10 – 2E vào (1) ta được: E < 10 – 2E < 1,5E

3E < 10 < 3,5E

3E<103,5E>10E<1033,33E>103,52,86

Do số electron là số nguyên dương nên E = 3 ( = P) thỏa mãn.


Câu 4:

Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Số hạt proton và neutron trong nguyên tử A lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi số proton, electron và neutron trong A lần lượt là P, E, N.

Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P.

Tổng số hạt trong nguyên tử A là 52 nên P + N + E = 52 hay 2P + N = 52 (1).

Trong nguyên tử A, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 nên (P + E) – N = 16 hay 2P – N = 16 (2).

Từ (1) và (2) giải được P = 17; N = 18.

Vậy số hạt proton là 17, số hạt neutron là 18.


Câu 5:

Cho biết tổng số hạt của nguyên tử X là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số electron, số proton, số neutron của X theo thứ tự lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi số proton, electron và neutron trong A lần lượt là P, E, N.

Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P.

Tổng số hạt của nguyên tử là 49 nên P + N + E = 49 hay 2P + N = 49 (1).

Số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện nên

                                                    N = 53,125100. P + E

hay N  = 0,53125. 2P = 1,0625P, thay vào (1) ta được P = E = 16 và N = 17.

Vậy số electron, số proton, số neutron trong X lần lượt là 16, 16, 17.


Câu 6:

Một nguyên tử có 17 electron ở lớp vỏ và hạt nhân của nó có 18 neutron. Tổng số hạt proton, neutron, electron có trong nguyên tử là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có: số electron = số proton  = 17.

Þ Tổng các hạt là: 17 + 18 + 17 = 52.


Câu 7:

Khối lượng của nguyên tử A là 3 amu. Số proton, số neutron và số electron của nguyên tử A lần lượt là (biết trong A, số electron nhỏ hơn số neutron)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

a) Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử A lần lượt là P, N, E.

Khối lượng của nguyên tử A là 3 amu nên: P . 1 + N . 1 = 3

Hay P + N = 3.

Mà theo bài ra, A có số electron nhỏ hơn số neutron, nghĩa là số proton cũng nhỏ hơn số neutron.

Vậy P = E = 1; N = 2 thỏa mãn.

Số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử A lần lượt là 1; 2; 1.


Câu 8:

Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nguyên tử fluorine có số electron = số proton = 9.

Lớp electron bên trong gần hạt nhân có 2 electron, lớp bên ngoài có 9 - 2 = 7 electron.


Câu 9:

Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử calcium có số proton là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Calcium có số proton = số electron = 20.


Câu 10:

Trong nguyên tử Al, số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số hạt electron trong Al là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong nguyên tử Al, số hạt electron = số hạt mang điện tích dương = 13.


Câu 11:

Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong A là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Xét nguyên tử nguyên tố A:

+ Hạt nhân của nguyên tử có 24 hạt số proton + số neutron = 24.

+ Số hạt không mang điện là 12 số neutron là 12.

Vậy nguyên tử A có số electron = số proton = 24 – 12 = 12.


Câu 12:

Nguyên tử Y có tổng số các hạt là 36. Số hạt không mang điện bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm. Số hạt trong hạt nhân nguyên tử Y là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Gọi P, N và E lần lượt là số proton, neutron và electron của Y. Trong đó P = E.

Theo bài ra Y có tổng số các hạt là 36 nên P + N + E = 36 hay 2P + N = 36 (1*)

Trong Y, số hạt không mang điện bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm nên:N=12(36E)  hay  N=12(36P)                    (2)

Từ (1*) và (2*) có P = N = 12.

Vậy số hạt trong hạt nhân nguyên tử Y là: P + N = 12 + 12 = 24.


Câu 13:

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Trong nguyên tử X, tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12.

Số proton và neutron trong X lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi số hạt proton, neutron, electron trong X lần lượt là P, N và E. Trong đó, P = E.

Theo bài ra, ta có các phương trình: 2P + N = 40 và 2P – N = 12.

Kết hợp 2 phương trình này được P = 13 và N = 14.

Vậy số proton và neutron trong X lần lượt là 13 và 14.


Bắt đầu thi ngay