Trắc nghiệm Toán 7 KNTT Bài 25. Đa thức một biến có đáp án (Phần 2) (Vận dụng)
-
225 lượt thi
-
3 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho đa thức F(x) = x2 + px + q, biết rằng với số a tùy ý, giá trị của F(x) tại x = a, tức là F(a) = (a + 1)2. Các hệ số p và q của đa thức F(x) là:
Đáp án đúng là: A
Tại x = a ta có F(a) = a2 + p.a + q
Theo đầu bài ta có: F(a) = (a + 1)2 hay a2 + p.a + q = (a + 1)2
Chọn a = 0 ta có: 02 + p.0 + q = (0 + 1)2 hay q = 1;
Chọn a = 1 ta có: 12 + p.1 + q = (1 + 1)2
1 + p + q = 4
p + q = 3
Mà q = 1 nên p + 1 = 3 hay p = 2.
Vậy p = 2 và q = 1.
Câu 2:
Để xây một bức tường (có dạng hình hộp chữ nhật) dày 20 cm, dài 6 m và cao x (m) người ta cần dùng những viên gạch có kích thước như nhau. Biết hiện tại đã có 450 viên gạch và cứ xây mỗi mét khối tường cần 542 viên gạch. Hệ số tự do và bậc của đa thức biểu thị số gạch cần mua thêm để xây tường lần lượt là:
Đáp án đúng là: C
Ta có: bức tường cần xây dày 0,2 m, dài 6 m và cao x (m) nên thể tích của bức tường là: 0,2. 6. x = 1,2x (m3).
Mỗi mét khối tường xây hết 542 viên gạch nên số gạch cần dùng để xây bức tường là: 542. 1,2x = 650,4x (viên).
Mặt khác số gạch đã có là 450 viên.
Vậy số gạch cần mua thêm là: f(x) = 650,4x – 450.
Vậy hệ số tự do và bậc của đa thức biểu thị số gạch cần mua thêm để xây tường lần lượt là: −450 và 1
Câu 3:
Một chiếc ô tô đi từ A đến B mất 3 giờ. Trong 2 giờ đầu ô tô đi với vận tốc v (km/h). Sau đó ô tô đó đi quãng đường còn lại với vận tốc v + 3 (km/h). Đa thức biểu diễn tổng quãng đường ô tô đó đã đi là:
Đáp án đúng là: C
Quãng đường ô tô đó đi được trong 2 giờ đầu là:
2.v (km)
Thời gian ô tô đó đi nốt quãng đường còn lại là:
3 – 2 = 1 (h)
Quãng đường còn lại ô tô đó phải đi là:
(v + 3). 1 = v + 3 (km)
Tổng quãng đường từ A đến B là:
2v + v + 3 = 3v + 3 (km)
Vậy đa thức biểu diễn tổng quãng đường ô tô đó đã đi là: 3v + 3 (km).