Trắc nghiệm Toán 10 KNTT Bài 26. Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất có đáp án
Dạng 1: Xác định và mô tả không gian mẫu có đáp án
-
140 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tung một đồng xu liên tiếp 2 lần. Không gian mẫu là
Đáp án đúng là: B
Không gian mẫu: Ω = {SS; SN; NN; NS}.
Câu 2:
Gieo ngẫu nhiên một đồng tiền cân đối và đồng chất 5 lần. Số phần tử không gian mẫu là
Đáp án đúng là: C
Gieo đồng xu có 2 khả năng xảy ra: Sấp (S) hoặc ngửa (N)
+ Gieo lần 1 có 2 khả năng xảy ra;
+ Gieo lần 2 có 2 khả năng xảy ra;
+ Gieo lần 3 có 2 khả năng xảy ra;
+ Gieo lần 4 có 2 khả năng xảy ra;
+ Gieo lần 5 có 2 khả năng xảy ra.
Vậy n(Ω) = 2.2.2.2.2 = 25 = 32.
Câu 3:
Xét phép thử “Rút ngẫu nhiên cùng một lúc ba con bài từ bộ bài tú lơ khơ 52 con”. Số phần tử không gian mẫu là:
Đáp án đúng là: D
Mỗi cách rút 3 con bài từ bộ bài tú lơ khơ 52 con là một tổ hợp chập 3 của 52. Do đó số phần tử của không gian mẫu là
Câu 4:
Gieo một con xúc xắc liên tiếp 2 lần. Gọi kết quả xảy ra là tích số chấm xuất hiện trên hai mặt. Không gian mẫu là:
Đáp án đúng là: D
Số chấm có thể xuất hiện trong 1 lần gieo là: {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
Tích số chấm xuất hiện trên hai mặt khi gieo xúc xắc 2 lần:
1.1 = 1; 1.2 = 2; 1.3 = 3; 1.4 = 4; 1.5= 5; 1.6 = 6;
2.2 = 4; 2.3 = 6; 2.4 = 8; 2.5 = 10; 2.6 = 12;
3.3 = 9; 3.4 = 12; 3.5 = 15; 3.6 = 18;
4.4 = 16; 4.5 = 20; 4.6 = 24;
5.5 = 25; 5.6 = 30; 6.6 = 36.
Vậy, không gian mẫu của phép thử trên là:
Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 9; 10; 12; 15; 16; 18; 20; 24; 25; 30; 36}.
Câu 5:
Một hộp chứa 5 quả cầu màu xanh và 6 quả cầu màu đỏ. Xét phép thử chọn ngẫu nhiên đồng thời 2 quả cầu từ hộp đó. Khi đó số phần tử của không gian mẫu là:
Đáp án đúng là: A
Trong hộp có tổng cộng 5 + 6 = 11 quả cầu. Mỗi cách chọn ngẫu nhiên đồng thời 2 quả cầu ra khỏi hộp là một tổ hợp chập 2 của 11.
Vậy
Câu 6:
Một đội thanh niên tình nguyện có gồm 12 nam và 3 nữ được phân công ngẫu nhiên về 3 tỉnh, mỗi tỉnh 5 người. Số phần tử của không gian mẫu là
Đáp án đúng là: B
Đầu tiên chọn 5 trong 15 người đi tỉnh thứ nhất có cách chọn.
Chọn 5 trong 10 người còn lại đi tỉnh thứ hai có cách chọn.
Chọn 5 trong 5 người còn lại đi tỉnh thứ ba có cách chọn.
Vậy có cách chọn mỗi tỉnh 5 người.
Câu 7:
Trong một chiếc hộp có 7 viên bi trắng, 8 viên bi đỏ và 10 viên bi vàng. Xét phép thử lấy ngẫu nhiên ra 6 viên bi. Khi đó số phần tử của không gian mẫu Ω là
Đáp án đúng là: A
Trong hộp có tổng cộng 7 + 8 + 10 = 25 viên bi. Mỗi cách chọn ngẫu nhiên 6 viên bi ra khỏi hộp là một tổ hợp chập 6 của 25.
Vậy
Câu 8:
Trong một đợt kiểm tra định kì, giáo viên chuẩn bị một chiếc hộp đựng 15 câu hỏi gồm 5 câu hỏi Hình học và 10 câu hỏi Đại số khác nhau. Mỗi học sinh bốc ngẫu nhiên từ hộp đó 3 câu hỏi để làm đề thi cho mình. Số phần tử không gian mẫu là
Đáp án đúng là: D
Mỗi cách chọn ngẫu nhiên 3 câu hỏi từ hộp đựng 15 câu hỏi là một tổ hợp chập 3 của 15.
Vậy
Câu 9:
Gọi S là tập các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau được tạo từ tập E = {1; 2; 3; 4; 5}. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập S. Số phần tử không gian mẫu là
Đáp án đúng là: B
Có số có 4 chữ số khác nhau được tạo từ tập E = {1; 2; 3; 4; 5}.
Vậy tập S có 120 phần tử.
Chọn ngẫu nhiên 1 số từ tập S. Số phần tử của không gian là: n(Ω) = 120.
Câu 10:
Cho tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}. Gọi B là tập tất cả các số tự nhiên gồm 4 chữ số đôi một khác nhau được tạo từ tập A. Chọn ngẫu nhiên 2 số thuộc tập B. Số phần tử của không gian mẫu là:
Đáp án đúng là: C
Gọi số có 4 chữ số khác nhau có dạng: (với a ≠ 0 và a, b, c, d phân biệt)
+ Chữ số a ≠ 0 nên có 5 cách chọn a.
+ Chọn 3 trong 5 chữ số còn lại để sắp vào 3 vị trí: có cách.
Vậy tập B có: số.
Mỗi cách chọn ngẫu nhiên 2 số thuộc tập B là một tổ hợp chập 2 của 300.
Vậy số phần tử không gian mẫu là