Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài tập cuối chương 6 có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài tập cuối chương 6 có đáp án (Phần 2) (Thông hiểu)

  • 225 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hỏi kết quả đo đạc nào trong các kết quả sau đây là chính xác nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta so sánh sai số tương đối của các phép đo:

δ1=0,0122,34=0,00044762...

δ2=0,2107,2=0,00186567...

δ3=0,52001,8=0,0002497752...

δ2=0,1256,48=0,002124645...

 Ta có δ3 có giá trị nhỏ nhất nên phép đo ở phương án C có kết quả chính xác nhất.


Câu 2:

Trong một cuộc điều tra dân số năm 2022, người ta báo cáo số dân của tỉnh X là ā = 2 718 156 ± 150 người. Số quy tròn của số a = 2 718 156 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hàng lớn nhất của độ chính xác d = 150 là hàng trăm nên ta quy tròn a đến hàng nghìn. Khi đó số quy tròn của a là 2 718 000.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 3:

Cho số gần đúng là a = 1 922 với độ chính xác d = 50. Số quy tròn của số a là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hàng lớn nhất của độ chính xác d = 50 là hàng chục nên ta quy tròn a đến hàng trăm.

Khi đó số quy tròn của a là 1 900.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 4:

Một lớp học có 3 tổ học sinh, khi trồng cây trong buổi ngoại khóa có kết quả như sau:

Tổ

1

2

3

Số học sinh

9

10

9

Số cây

27

31

25

Mỗi bạn học sinh đều không trồng quá 3 cây. Hỏi trong bảng đã thống kê sai tổ nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có:

• Số cây tối đa tổ 1 trồng được là: 9 . 3 = 27 (cây).

Do đó đã thống kê đúng số cây của tổ 1.

• Số cây tối đa tổ 2 trồng được là: 10 . 3 = 30 (cây) < 31 (cây).

Do đó đã thống kê sai số cây của tổ 2.

• Số cây tối đa tổ 3 trồng được là: 9 . 3 = 27 (cây) > 25 (cây).

Do đó đã thống kê đúng số cây của tổ 3.

Vậy tổ 2 thống kê sai kết quả.


Câu 5:

Người ta thống kê ước tính tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm giao đoạn 2018 – 2022 (%) như sau:

Người ta thống kê ước tính tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu (ảnh 1)

So với năm 2020 thì năm 2022 kim ngạch xuất khẩu tăng hay giảm bao nhiêu %?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Quan sát biểu đồ, ta thấy:

Năm 2022 kim ngạch xuất khẩu của nước ta là: 10,2%.

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của nước ta là: 9,2%.

Do đó so với năm 2020 thì năm 2022 kim ngạch xuất khẩu tăng 10,2% ‒ 9,2% = 1%.


Câu 6:

Biểu đồ dưới đây thể hiện số lượng khách du lịch đến 3 tỉnh Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh trong năm 2020 và năm 2021:

Biểu đồ dưới đây thể hiện số lượng khách du lịch đến 3 tỉnh Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh trong (ảnh 1)

Hỏi bảng số liệu nào sau đây đúng với biểu đồ trên:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta thấy trong bảng B, năm 2021 lượng khách đến Hà Nội là 40, nhưng trên biểu đồ, cột biểu diễn lại cao hơn 50. Do đó phương án A là sai.

Ta thấy trong bảng C, năm 2020 lượng khách đến Đà Nẵng là 76, nhưng trên biểu đồ, cột biểu diễn lại thấp hơn 60. Do đó phương án C là sai.

Ta thấy trong bảng D, năm 2020 lượng khách đến Hồ Chí Minh là 76, nhưng trên biểu đồ, cột biểu diễn lại thấp hơn 60. Do đó phương án D là sai.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 7:

Tìm tứ phân vị của mẫu số liệu sau: 11; 20; 1; 30; 4; 25; 15?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sắp xếp lại các phần tử trong mẫu ta được: 1; 4; 11; 15; 20; 25; 30.

Do số phần tử trong mẫu là n = 7 là số lẻ nên số trung vị (tứ phân vị thứ hai) của dãy là số liệu thứ 4, tức là Q2 = 15.

Tứ phân vị thứ nhất là số trung vị của mẫu: 1; 4; 11. Vậy Q1 = 4.

Tứ phân vị thứ ba là số trung vị của mẫu: 20; 25; 30. Vậy Q3 = 25.

Ta chọn phương án A.


Câu 8:

Điểm kiểm tra môn Toán của 24 học sinh được ghi lại trong bảng sau:

7

9

7

5

8

7

5

8

9

4

8

6

7

6

8

9

6

7

6

7

6

8

4

9

Mốt của bảng số liệu trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta lập bảng tần số:

Điểm

4

5

6

7

8

9

 

Số học sinh

2

2

5

6

5

4

n = 24

Ta thấy điểm 7 có tần số lớn nhất nên mốt của mẫu số liệu là Mo = 7.


Câu 9:

Cho mẫu số liệu sau:

Giá trị

15

20

25

30

Tần số tương đối

0,5

0,3

0,1

0,1

Số trung bình là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Số trung bình của mẫu là:

x¯ = 15 . 0,5 + 20 . 0,3 + 25 . 0,1 + 30 . 0,1 = 19.

Ta chọn phương án B.


Câu 10:

Điểm số của bạn Xuân trong học kì 2 được thống kê như sau:

Số điểm

7

8

9

9,5

10

Số lần

4

5

8

1

1

Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cỡ mẫu của mẫu số liệu là: n = 4 + 5 + 8 + 1 + 1 = 19.

Trung bình của mẫu số liệu là:

 x¯=7.4+8.5+9.8+9,5.1+10.14+5+8+1+1=8,3947...

Sắp xếp dãy mẫu số liệu theo thứ tự không giảm, ta được:

7;  7;  7;  7;  8;  8;  8;  8;  8;  9;  9;  9;  9;  9;  9;  9;  9;  9,5;  10.

Cỡ mẫu n = 19 là số lẻ nên số trung vị của mẫu số liệu trên là số liệu thứ 10 của dãy, tức là Me = 9.

Vậy x¯<Me .


Câu 11:

Điểm thi các môn của Lan như sau: 7,0; 9,0; 10; 6,0; 7,3. Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Điểm cao nhất của Lan là: 10.

Điểm thấp nhất của Lan là: 6,0.

Do đó: R = 10 – 6,0 = 4.


Câu 12:

Xác định khoảng tứ phân vị của mẫu số sau: 5; 10; 45; 40; 35; 30; 25; 20; 15.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Sắp xếp mẫu số liệu các điểm ta có: 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45.

• Do mẫu có n = 9 là số lẻ nên có tứ phân vị thứ hai là số liệu thứ 5, tức là Q2 = 25.

• Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu 5; 10; 15; 20.

Do mẫu trên có cỡ mẫu là 4 (số chẵn) nên Q1 = 10+152  = 12,5. 

• Tứ phân vị thứ ba là trung vị của mẫu 30; 35; 40; 45.

Do mẫu trên có cỡ mẫu là 4 (số chẵn) nên Q3 =  35+402= 37,5. 

Khi đó khoảng tứ phân vị là ∆Q = Q3 – Q1 = 37,5 – 12,5 = 25.


Câu 13:

Điểm thi học kì các môn của Hoa được thống kê như sau: 10; 8; 6; 6; 9; 8; 5; 8.

Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu (làm tròn kết quả đến hàng phần mười) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: số trung bình số điểm của các môn thi học kì của Hoa là:

10+8+6+6+9+8+5+88=7,5.

Phương sai là:

 S2=18102+82+62+62+92+82+52+827,52=2,5

Độ lệch chuẩn là: S =  S=2,51,6.

Ta chọn phương án C.


Câu 14:

Tìm giá trị ngoại lệ trong mẫu số liệu của cung thủ bắn như sau:

Lần

1

2

3

4

5

6

Điểm

8

8

9

10

0

8

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sắp xếp mẫu số liệu như sau: 0; 8; 8; 8; 9; 10.

Ta tìm được tứ phân vị là: Q2 = 8, Q1 = 8, Q3 = 9.

Khoảng tứ phân vị là Q = 9 – 8 = 1.

Ta có Q1 – 1,5Q = 8 – 1,5. 1 = 6,5.

Do 0 < Q1 – 1,5Q nên giá trị 0 là giá trị ngoại lệ.


Câu 15:

Trong dịp tết Nguyên đán 2022, xóm Yên Nghĩa có 5 hộ gia đình nấu bánh chưng với số lượng bánh lần lượt là: 20; 10; 15; 5; 22. Phương sai hiệu chỉnh của mẫu số liệu trên là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Mẫu số liệu là: 20; 10; 15; 5; 22.

Số trung bình của mẫu số liệu là:

x¯=20+10+15+5+225=14,4.

Khi đó phương sai hiệu chỉnh bằng:

s^2=1512014,42+1014,42

Vậy ta chọn phương án B.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương