Trắc nghiệm Tập hợp các số nguyên có đáp án ( Vận dụng )

Trắc nghiệm Tập hợp các số nguyên có đáp án ( Vận dụng )

  • 73 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các số: 8; 15; – 25; – 56; 0. Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần ta được:
Xem đáp án

+ Ta có: 8 và 15 là các số nguyên dương nên 0 < 8 < 15 (1)

+ Lại có các số – 25; – 56 là số nguyên âm nên – 25 < 0; – 56 < 0

Ta so sánh hai số – 25 và – 56 bằng cách bỏ dấu trừ ở trước các số đó, ta được 25 và 56.

Do 25 < 56 nên – 25 >– 56.

Do đó: – 56 < – 25 < 0 (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra – 56 < – 25 < 0 < 8 < 15.

Vậy xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần ta được: – 56 ; – 25; 0; 8; 15.

Chọn đáp án D.


Câu 2:

Cho E = { − 4; 2; 0; − 1; 7; − 2020}. Viết tập hợp D gồm các phần tử thuộc E và là số nguyên âm.
Xem đáp án

Ta có E = { −4; 2; 0; −1; 7; −2020} có các số nguyên âm là − 4; − 1; − 2020. Nên tập hợp D = { − 4; − 1; − 2020}.

Chọn đáp án B.


Câu 3:

Điểm - 3 cách điểm 4 theo chiều dương bao nhiêu đơn vị?
Xem đáp án

Quan sát trục số ta thấy điểm – 3 cách điểm 4 theo chiều dương là 7 khoảng hay chính là 7 đơn vị.

Chọn đáp án A.


Câu 4:

Có bao nhiêu số nguyên nằm giữa – 4 và 5 là:
Xem đáp án

Các số nguyên nằm giữa −4 và 5 là: −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3; 4.

Vậy có 8 số thỏa mãn điều kiện đề bài.

Chọn đáp án C.


Câu 5:

Trên trục số điểm A cách gốc 5 đơn vị về phía bên trái, điểm B cách điểm A là 4 đơn vị về phía bên phải. Hỏi điểm B cách gốc bao nhiêu đơn vị?
Xem đáp án

Quan sát trục số ta thấy:Điểm cách gốc 5 đơn vị vế phía bên trái là điểm −5 nên điểm A biểu diễn số: −5Điểm B cách điểm −5 (hay điểm A) bốn đơn vị về phía bên phải là: −1

Điểm −1 cách gốc là 1 đơn vị.

Nên điểm B cách gốc 1 đơn vị.

Chọn đáp án D.


Bắt đầu thi ngay