Trắc nghiệm Sử 11 CTST Bài 7. Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc Trong lịch sử Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Sử 11 CTST Bài 7. Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc Trong lịch sử Việt Nam có đáp án

  • 75 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Do có vị trí địa lí chiến lược quan trọng nên trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Do có vị trí địa lí chiến lược quan trọng nên trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc trong khu vực và thế giới.


Câu 2:

Quốc gia nào dưới đây có vị trí địa lí được coi là “cầu nối” giữa khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Việt Nam được coi là “cầu nối” giữa khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.


Câu 3:

Thắng lợi của những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam có nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của đất nước, ngoại trừ việc

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa; góp phần hình thành nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp (ví dụ: truyền thống yêu nước, đoàn kết,…) và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.


Câu 4:

Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Trần kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Nguyên xâm lược (1288)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Kế sách đóng cọc trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Trần kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân xâm lược Nguyên (1288).


Câu 5:

Trong Trận Bạch Đằng (năm 938), tướng quân Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo đã

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong Trận Bạch Đằng (năm 938), tướng quân Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo đã bị tử trận.


Câu 6:

Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.


Câu 7:

Nhà Tống lợi dụng cơ hội nào để lăm le xâm lược Đại Cồ Việt?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cuối thời Đinh, nội bộ triều đình lục đục chia rẽ. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, con út là Đinh Toàn nối ngôi vua khi mới sáu tuổi. Nhân cơ hội này nhà Tống lăm le xâm lược nước ta.


Câu 8:

Nội dung nào sau đây không phản ảnh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (981)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang đã: thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt; bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc; đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này.

- Trong lịch sử, các chính quyền phong kiến phương Bắc chưa từng thần phục chính quyền phong kiến của người Việt.


Câu 9:

Viên tướng nào chỉ huy quân Tống sang xâm lược Đại Việt vào năm 1077?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Năm 1077, quân Tống chia làm hai đạo quân tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân bộ do Quách Quỳ chỉ huy; quân thủy do Hòa Mâu chỉ huy.


Câu 10:

Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự chống Tống ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự chống Tống ở sông Như Nguyệt.


Câu 11:

Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương tiến công trước để tự vệ (Lý Thường Kiệt nhận định: “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc)


Câu 12:

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) kết thúc thắng lợi là bởi

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) kết thúc thắng lợi là bởi quân dân Đại Việt đã chiến đấu anh dũng.


Câu 13:

Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Tuổi già nhưng sức chẳng già

Vung gươm Bắc tiến, quân nhà Tống tan

Xuôi Nam, Chiêm quốc kinh hoàng,

Thơ thần một áng, lời vàng còn ghi”

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Câu đố dân gian trên có chứa dữ liệu đề cập đến Lý Thường Kiệt (đánh Tống, bình Chiêm; theo quan niệm dân gian, Lý Thường Kiệt là người sáng tác bài thơ Nam quốc sơn hà).


Câu 14:

Trước nguy cơ nhà Nguyên đang lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, Trần Quốc Tuấn đã soạn Hịch Tướng sĩ để

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trước nguy cơ nhà Nguyên đang lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, Trần Quốc Tuấn đã soạn Hịch Tướng sĩ để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt


Câu 15:

Trước nguy cơ nhà Nguyên lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, năm 1285, nhà Trần đã tổ chức hội nghị Diên Hồng, mời các vị bô lão trong cả nước đến để bàn kế sách đánh giặc. Việc nhà Trần tổ chức Hội nghị Diên Hồng không thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hội nghị Diên Hồng của nhà Trần đã thể hiện: sự đoàn kết, nhất trí đồng lòng đánh giặc của triều đình và nhân dân; đồng thời cho thấy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của nhà Trần là một cuộc chiến mang tính nhân dân sâu sắc.


Câu 16:

Để đối phó với thế mạnh của quân Mông - Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cả ba lần quân Mông-Nguyên xâm lược, nhà Trần đều hạ lệnh cho nhân dân Thăng Long rút lui, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long chỉ là một toà thành trống rỗng.


Câu 17:

Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938), chống quân Tống thời Tiền Lê (981) và chống quân Nguyên thời Trần (1287 - 1288) có điểm chung nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938), chống quân Tống thời Tiền Lê (981) và chống quân Nguyên thời Trần (1287 - 1288) có điểm chung là: Bố trí trận địa mai phục và giành được chiến thắng lớn trên sông Bạch Đằng.


Câu 18:

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút của quân Tây Sơn là một trong những

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút của quân Tây Sơn là một trong những trận thủy chiến lớn trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.


Câu 19:

Trận đánh nào có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trận đánh Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785).


Câu 20:

Tháng 1/1789, quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Với chiến thắng quyết định tại Ngọc Hồi - Đống Đa (tháng 1/1789), quân Tây Sơn đã đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của 29 vạn quân Mãn Thanh.


Câu 21:

Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước.


Câu 22:

Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.

+ Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.

+ Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

+ Có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh mưu lược, tài giỏi.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.

+ Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược, như: đường hành quân xa, thiếu lương thực, không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt,…


Câu 23:

Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.

+ Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.

+ Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

+ Có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh mưu lược, tài giỏi.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.

+ Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược, như: đường hành quân xa, thiếu lương thực, không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt,…


Câu 24:

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ (1406 - 1407) thất bại là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ (1406 - 1407) thất bại là: nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.


Câu 25:

Từ sự thất bại của Nhà nước Âu Lạc trước quân xâm lược, chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thất bại của Nhà nước Âu Lạc trước quân xâm lược là: củng cố khối đoàn kết toàn dân; cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù.


Câu 26:

Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/09/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.


Câu 27:

Nội dung nào trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862): việc triều đình nhà Nguyễn nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn đã xâm phạm nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Với điều khoản này, ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn từ chỗ là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam đã trở thành vùng đất của Pháp; triều đình nhà Nguyễn đã từ bỏ quyền làm chủ tại khu vực này.


Câu 28:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1858 - 1884)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Nội dung đáp án C không phải là nguyên nhân khiến cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 - 1884 thất bại. Vì:

+ Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng quan quân triều đình kháng chiến (thể hiện rõ nét ở chiến trường Đà Nẵng,…).

+ Ngay cả khi triều đình nhà Nguyễn dao động, hạ lệnh bãi binh, thiếu quyết tâm chiến đâu… nhân dân vẫn anh dũng đứng lên chống Pháp với tinh thần chủ động, không lệ thuộc vào triều đình.

+ Mặt khác, mục tiêu đấu tranh của nhân dân Việt Nam còn từng bước chuyển từ: đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược sang đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và phong kiến đầu hàng.


Câu 29:

Vì sao trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858 - 1884), thực dân Pháp không thể thực hiện thành công kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858 - 1884), thực dân Pháp không thể thực hiện thành công kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” do: vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.


Câu 30:

Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Nguyên nhân thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam:

+ Không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.

+ Sai lầm trong đường lối kháng chiến của các triều đình phong kiến.

+ Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.


Bắt đầu thi ngay