Trắc nghiệm Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có đáp án
Trắc nghiệm Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có đáp án
-
120 lượt thi
-
33 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bộ lạc nào hùng mạnh nhất, đóng vai trò hạt nhân trong việc hình thành nhà nước Văn Lang?
Bộ lạc Văn Lang cư trú trên vùng đất ven sông Hồng (từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ) là một trong những bộ lạc hùng mạnh nhất thời đó, thống nhất được các bộ lạc xung quanh để hình thành nhà nước Văn Lang.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
Nhà nước Văn Lang ra đời không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang bao gồm:
- Yêu cầu điều hòa những mâu thuẫn xã hôi: sự phát triển của sản xuất đã dẫn đến tư hữu và phân hóa giàu nghèo trong chiềng chạ. Mâu thuẫn giữa người giàu và nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm
- Yêu cầu đoàn kết để trị thủy: việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven sông lớn gặp khó khăn do lũ lụt. Vì vậy cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân làng bản trị thủy, bảo vệ sản xuất
- Yêu cầu chống lại sự xung đột với các bộ lạc xung quanh: đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau. Các bộ lạc đều muốn chiếm được những vùng đất thuận lợi nhất cho sản xuất nên giữa các bộ lạc thường xuyên xảy ra xung đột
=>Loại trừ đáp án: D (Xuất phát từ đặc điểm của các nhà nước cổ đại phương Đông nền kinh tế chính là nông nghiệp, không phải thủ công nghiệp và buôn bán như phương Tây)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời kì Văn Lang?
Truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh với nội dung là cuộc xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh để lấy Mị Nương làm vợ nhưng thực chất phản ánh hoạt động trị thủy để bảo vệ sản xuất, khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt Cổ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
Anh (chị) có nhận xét gì về các loại vũ khí sử dụng trong truyền thuyết Thánh Gióng?
- Trong câu truyện, nhà vua kêu gọi nhân tài để chống giặc Ân, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước =>thể hiện chống ngoại xâm là hoạt động thường trực trong mỗi người Việt
- Gióng yêu cầu sứ giả làm cho roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt =>thể hiện đồ sắt đã xuất hiện trong thời đại Hùng Vương.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?
Nhà nước Văn Lang ra đời trên cơ sở:
- Yêu cầu đoàn kết thống nhất để trị thủy và chống lại sự xâm lấn của các bộ tộc xung quanh
- Ra đời trên sở thống nhất 15 bộ lạc
=>Đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống đoàn kết của người Việt
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:
Thời Văn Lang, nước ta được phân chia thành bao nhiêu bộ?
Sử cũ viết: Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7:
Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?
Thời Văn Lang chưa có quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy đông thanh niên trai tráng ở các chiềng chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Nội dung nào không phải nhiệm vụ của Bồ Chính thời Văn Lang?
Bồ Chính là người đứng đầu chiềng chạ có nhiệm vụ giải quyết sản xuất, chia phần ruộng đất cho các cư dân trong chiềng chạ cày cấy và giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
Bồ Chính không có nhiệm vụ thu thuế cho nhà nước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Anh(chị) có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang?
Nhà nước Văn Lang được tổ chức theo mô hình quân chủ, đứng đầu là vua Hùng; giúp việc cho vua là các lạc hầu, lạc tướng. Đứng đầu các chiềng chạ là bồ chính. Cách tổ chức này tuy còn đơn giản, sơ khai nhưng đã đặt nền móng cho sự phát triển của bộ máy nhà nước ở các giai đoạn sau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm
Thức ăn chính hàng ngày của cư dân Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt cá.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
Hoạt động sản xuất chính của cư dân văn Lang là gì?
Văn Lang là một nước nông nghiệp nên nghề sản xuất chính là trồng lúa nước. Thóc lúa cũng trở thành lương thực chính của cư dân Văn Lang.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
Xã hội Văn Lang không mang đặc điểm nào sau đây?
Xã hội Văn Lang mang những đặc điểm sau đây:
- Chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: những người quyền quý, dân tự do, nô tì.
- Sự phân biệt giữa các tầng lớp này chưa sâu sắc.
- Cư dân sống tập trung trong những làng, chạ ở ven đồi hoặc vùng đất cao ven sông, biển.
=>Đáp án D: xã hội Văn Lang thời ki này phân hóa chưa sâu sắc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
Nơi ở của cư dân Văn Lang Âu Lạc có đặc điểm gì?
Cư dân Văn Lang sống trong những nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre hoặc gỗ lên xuống
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
- Đời sống vật chất:
+ thức ăn chính là lúa gạo. Ngoài ra còn có rau, cà, thịt, cá
+ Ở nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa.
+ Trang phục: hàng ngày, nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữa mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực…
- Đời sống tinh thần:
+ Tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, phồn thực
- Thời Văn Lang vẫn chưa có chữ viết
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15:
Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã phản ánh điều gì?
Trống đồng thời Văn Lang được trang trí tinh xảo, miêu tả chân thật cảnh sinh hoạt cũng như đời sống của cư dân Văn Lang. Điều này đã thể hiện thuật luyện kim ở nước ta đã phát triển đến trình độ cao và nổi tiếng ở các khu vực.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:
Nguyên nhân chính nào khiến cư dân Văn Lang phải sống quần tụ trong các làng, chạ?
Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước gắn với làm thủy lợi và nguy cơ phải đối phó với cuộc xâm lấn của các bộ lạc xung quanh đã gắn kết cư dân Văn Lang sống quần tụ với nhau trong các làng, chạ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17:
Câu chuyện “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giầy” phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?
Qua hai câu truyện “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giầy” cho ta biết từ thời Văn Lang đã có tục nhai trầu, gói bánh chưng, bánh giầy trong những ngày lễ hội, ngày Tết để thờ cúng ông bà, tổ tiên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18:
Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam?
Những thành tựu trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc - nền văn minh đầu tiên của lịch sử dân tộc. Nó đã phác họa, định hình những giá trị văn hóa cơ bản của người Việt, là cơ sở để ta đấu tranh bảo vệ và phát triển ở những giai đoạn sau, giúp cho chúng ta nhiều lần mất nước nhưng không mất đi bản sắc dân tộc.
Chọn: A
Chú ý:
Văn minh Văn Lang- Âu Lạc còn gọi là nền văn minh sông Hồng với đặc trưng cơ bản là những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước gắn bó với nhau trong cộng đồng làng xã.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:
Năm 218 TCN đã diễn ra sự kiện gì quan trọng đối với nước Văn Lang?
Sau khi thống nhất Trung Nguyên, năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Hành động này có ảnh hưởng quan trọng đến nền độc lập của nhân dân Văn Lang
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20:
Ai là người đã lãnh đạo nhân dân Tây Âu và Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần xâm lược?
Trước cuộc xâm lược của nhà Tần, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đã tôn Thục Phán lên làm thủ lĩnh lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21:
Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã chọn khu vực nào để đóng đô?
Sau khi đánh thắng cuộc xâm lược của quân Tần, Thuc Phán tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, Đông Anh – Hà Nội).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22:
Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên cơ sở nào?
Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương được xây dựng trên cơ sở bộ máy thời Văn Lang, không có gì quá khác biệt. Cụ thể là:
- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm giữ mọi quyền hành chính.
- Giúp việc cho vua có các Lạc Hầu, Lạc tướng.
- Cả nước chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu.
- Các làng, chạ vẫn do bồ chính cai quản.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23:
Triệu Đà đã sử dụng âm mưu gì để làm suy yếu nước Âu Lạc?
Sau khi thất bại trong cuộc xâm lược Âu Lạc, biết không thể đánh thắng được quân dân Âu Lạc, Triệu Đà bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24:
Địa danh nào là nơi tập trung thuyền chiến vừa luyện tập, vừa chiến đấu của quân dân Âu Lạc?
Đầm Cả là nơi tập trung các thuyền chiến, vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25:
Vì sao nhà nước mới ở được thành lập sau cuộc kháng chiến chống Tần lại gọi là Âu Lạc?
Hai vùng đất cũ của người Tâv Âu và Lạc Việt được hợp thành một nước mới có tên là Âu Lạc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26:
Nội dung nào sau đây không thuộc đặc điểm tình hình nước Văn Lang cuối thế kỉ III TCN?
Vào cuối thế kỉ III TCN- đời Hùng Vương thứ 18, đất nước Văn Lang không còn bình yên như trước. Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ lo ăn uống vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, ở phương Bắc nhà Tần đã thống nhất Trung nguyên và chuẩn bị tiến hành các cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi xuống phía Nam.
=>Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27:
Đâu không phải nhân tố đưa đến sự tiến bộ trong nông nghiệp và thủ công nghiệp thời kì Âu Lạc?
Có sự tiến bộ trong nông nghiệp, thủ công nghiệp thời kì Âu Lạc do:
- Tiếp nối thành tựu cải tiến công cụ từ thời Văn Lang...
- Sau kháng chiến chống xâm lược, đất nước được độc lập.
- Tinh thần cần cù lao động và sáng tạo không ngừng của nhân dân.
=>Loại trừ đáp án: C (Nội dung thuộc đặc điểm về mặt xã hội của nước ta thời kì Âu Lạc).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28:
Nội dung nào không phải biện pháp của An Dương Vương để củng cố an ninh quốc phòng quốc gia?
Để củng cố an ninh quốc phòng quốc gia, An Dương Vương đã cho xây dựng quân thành Cổ Loa. Trong thành có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm, nỏ. Đầm Cả là nơi tập trung thuyền chiến, vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.
=>Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29:
Lần xâm lược lúc đầu của Triệu Đà thất bại không xuất phát từ lý do nào sau đây?
Quân Âu Lạc có vũ khí tốt, đoàn kết một lòng, tình thần chiến đấu dũng cảm đã đánh thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà, giữ vững nền độc lập dân tộc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 30:
Một trong những nguyên nhân đưa đến cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt thắng lợi l?
Nguyên nhân đưa đến cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhà dân Tây Âu và Lạc Việt thắng lợi là:
- Do sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt.
- Sự lãnh đạo tài giỏi của Thục Phán với lối đánh du kích, lâu dài “ngày ẩn”, “đêm hiện".
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31:
Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước Văn Lang l?
Bộ máy nhà nước thời Âu Lạc cơ bản giống với thời Văn Lang nhưng quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước
Đáp án cần chọn là: A
Câu 32:
Câu chuyện Mị Châu - Trọng Thủy đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho đời sau?
Trong chuyện Mị Châu- Trọng Thủy, Triệu Đà đã chủ động giảng hòa và kết thông gia với An Dương Vương. Thực chất, Triệu Đà muốn dùng Trọng Thủy để làm nội gián, tìm hiểu bí mật quốc gia của Âu Lạc. Do mất cảnh giác, An Dương Vương đã bị Trọng Thủy lấy mất nỏ thần và thất bại trước cuộc xâm lược lần thứ hai của Triệu Đà.
=>Bài học kinh nghiệm: phải luôn đề cao cảnh giác với kẻ thù.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 33:
Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc khẳng định truyền thống gì của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu dựng nước?
Nhà nước Âu Lạc ra đời dựa trên cơ sở thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tần với sự đoàn kết của 2 bộ lạc là Tây Âu và Lạc Việt =>khẳng định truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Truyền thống này vẫn được tiếp tục phát huy cho tới ngày nay, là sức mạnh đánh tan mọi thế lực xâm lược.
Đáp án cần chọn là: A