Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) Phân tích Bài thơ Tự tình

Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) Phân tích Bài thơ Tự tình

  • 40 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Xem đáp án

Câu thơ sử dụng phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Từ “trơ” trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” thể hiện:

Xem đáp án

Câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau, mà còn thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong chữ “trơ” như là một sự thách thức vậy.  Từ “trơ” kết hợp với “nước non” thể hiện sự bền gan, sự thách đố.

ð Đáp án cần chọn là: C


Câu 3:

Hai câu luận trong bài thơ Tự tình II sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc gì?

Xem đáp án

Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với việc sử dụng các động từ mạnh (xiên, đâm) đã làm nổi bật sự phẫn uất của đá, của rêu cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Đá, rêu như đang oán hờn, như đang phản kháng mãnh liệt với tạp hóa.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 4:

Từ “xuân” trong câu thơ “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” được hiểu là:

Xem đáp án

Từ “xuân” vừa chỉ mùa xuân, vừa được dùng với nghĩa tuổi xuân. Với thiên nhiên, xuân đi rổi xuân lại nhưng với con người, tuổi xuân đã qua không bao giờ trở lại. Đó chính là cái gốc sâu xa của sự chán ngán.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 5:

Câu thơ “Mảnh tình san sẻ tí con con” sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào?

Xem đáp án

- Nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh của nhân vật trữ tình càng éo le hơn: mảnh tình – san sẻ - tí – con con. Mảnh tình vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải “san sẻ” thành ra gần như chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp hơn.

=> Câu thơ nói lên cả nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi cảnh chồng chung vợ chạ đối với họ không phải xa lạ.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 6:

Đọc bài thơ Tự tình II, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

Xem đáp án

Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.

Đáp án cần chọn là: D


Bắt đầu thi ngay