Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ 19 có đáp án

Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ 19 có đáp án

  • 86 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long.


Câu 2:

Dưới thời nhà Nguyễn, kinh đô của Việt Nam được đặt ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, lên ngôi vua, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Thừa Thiên Huế).


Câu 3:

Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước thành

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước thành Việt Nam.


Câu 4:

Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là một Tổng trấn, quyền lực như một phó vương.


Câu 5:

Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi Tuần phủ.


Câu 6:

Bộ “Hoàng Việt luật lệ” được ban hành dưới thời Nguyễn còn được gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Bộ “Hoàng Việt Luật lệ” được ban hành dưới thời Nguyễn còn được gọi là Luật Gia Long.


Câu 7:

Quân đội nhà Nguyễn được chia thành mấy bộ phận?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Quân đội chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).


Câu 8:

Nhà Nguyễn thực thi “bang giao triều cống” đối với quốc gia nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nhà Nguyễn thực thi “bang giao triều cống” đối với nhà Thanh.


Câu 9:

Dưới thời vua Minh Mệnh, nhà Nguyễn đã khước từ tất cả yêu cầu bang giao của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Dưới thời vua Minh Mệnh, nhà Nguyễn đã khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.


Câu 10:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách, biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà Nguyễn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Các chính sách, biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà Nguyễn:

+ Khuyến khích nhân dân khẩn hoang, ưu tiên đất trồng lúa; cho phép đất khai hoang thành đất tư,…

+ Thực thi chính sách doanh điền (nhà nước trực tiếp chiêu mộ, cấp tiền, nông cụ, thóc giống cho dân nghèo đi khai hoang, lập ấp ở những vùng trọng yếu).

+ Đào nhiều sông ngòi, kênh rạch.


Câu 11:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của thủ công nghiệp dưới thời Nguyễn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Sự phát triển của thủ công nghiệp dưới thời Nguyễn:

+ Các ngành, nghề thủ công nghiệp trong nhân dân tiếp tục được duy trì và phát triển với nhiều làng nghề nổi tiếng, như: làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Huế),...

+ Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn. Nhà nước trực tiếp quản lí ngành khai mỏ, đúc tiền, chế tạo súng, đóng thuyền và làm đồ dùng phục vụ hoàng gia.


Câu 12:

Đầu thời Nguyễn, hoạt động buôn bán phát triển thuận lợi nhờ chính sách nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đầu thời Nguyễn, hoạt động buôn bán phát triển thuận lợi nhờ chính sách cải cách tiền tệ và thống nhất các đơn vị đo lường.


Câu 13:

Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của thi hào Nguyễn Du là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của thi hào Nguyễn Du là “Đoạn trường tân thanh” (còn gọi là: Truyện Kiều)


Câu 14:

Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách gì đối với tôn giáo?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các tôn giáo khác.


Câu 15:

Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là địa chủ và nông dân.


Câu 16:

Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để để xem xét, đo đạc thuỷ trình, tái xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.


Bắt đầu thi ngay