Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 7: Một số nền văn minh phương Tây có đáp án
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 7: Một số nền văn minh phương Tây có đáp án
-
137 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tộc người nào dưới đây không phải là cư dân Hy Lạp cổ đại?
Đáp án đúng là: C
- Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người, như: người E-ô-li-êng, người I-ô-niêng, người A-kê-ăng và người Đô-ni-êng
Câu 2:
Tộc người nào dưới đây không phải là cư dân La Mã cổ đại?
Đáp án đúng là: A
Cư dân La Mã cổ đại chủ yếu là người I-ta-li-an, hay còn gọi là người I-ta-li-ốt, sống ở đồng bằng I-ta-li-um. Về sau, một bộ phận người I-ta-li-ốt dụng lên thành Rô-ma nên gọi là người Rô-ma. Ngoài ra còn có người Gô-loa, E-tơ-rux-cơ, người Hy Lạp….
Câu 3:
Ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại, nền kinh tế nào đóng vai trò chủ đạo?
Đáp án đúng là: B
Ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại?
Đáp án đúng là: C
- Ở bán đảo Italia và bán đảo Ban-căng: phần lớn địa hình là đồi núi, xen giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp; đất đai khô cằn, trong lòng đất có nhiều khoáng sản; bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió.
Câu 5:
Các nhà nước cổ đại ở Hy Lạp và La Mã ra đời vào khoảng
Đáp án đúng là: D
Khoảng thế kỉ VIII - VII TCN các nhà nước cổ đại ở Hy Lạp và La Mã đã ra đời.
Câu 6:
Tại La mã, nhà nước điển hình là
Tại La mã, nhà nước điển hình là nền cộng hòa quý tộc và nhà nước đế chế.
Câu 7:
Trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại, tầng lớp nào có thế lực về chính trị và kinh tế?
Đáp án đúng là: C
- Xã hội Hy Lạp và La Mã bao gồm các lực lượng: chủ nô, bình dân, nô lệ:
+ Chủ nô là tầng lớp có thể lực về chính trị và kinh tế.
+ Bình dân là những người tự do, gồm nông dân nghèo, thợ thủ công, nô lệ được giải phóng.
+ Nô lệ là lực lượng sản xuất chính, bị chủ nô áp bức, bóc lột nặng nề.
Câu 8:
Trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại, tầng lớp nào chiếm số đông?
Đáp án đúng là: C
- Xã hội Hy Lạp và La Mã bao gồm các lực lượng: chủ nô, bình dân, nô lệ:
+ Chủ nô là tầng lớp có thể lực về chính trị và kinh tế.
+ Bình dân là những người tự do, gồm nông dân nghèo, thợ thủ công, nô lệ được giải phóng.
+ Nô lệ là lực lượng sản xuất chính, chiếm số lượng đông đảo nhất, bị chủ nô áp bức, bóc lột nặng nề.
Câu 9:
Lực lượng sản xuất chính trong xã hội Hy Lạp và la mã cổ đại là
Đáp án đúng là: C
- Xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại, nô lệ là lực lượng sản xuất chính, chiếm số lượng đông đảo nhất, bị chủ nô áp bức, bóc lột nặng nề.
Câu 10:
Cơ sở xã hội của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại là
Đáp án đúng là: B
Cơ sở xã hội của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại là chế độ bóc lột nô lệ tàn bạo.
Câu 11:
Sự kiện nào đã thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu văn hóa giữa Hy Lạp và Phương Đông?
Đáp án đúng là: A
Cuộc viễn chinh của A-lếch-xăng-đờ-rốt Đại đế (334 TCN) đã thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu văn hóa giữa Hy Lạp và phương Đông. Nền văn minh Hy Lạp được truyền bá mạnh mẽ sang các nước phương Đông. Ngược lại, các thành bang Hy Lạp có điều keienj tiếp thu, giao lưu với văn hóa phương Đông để phát triển hơn.
Câu 12:
Hệ chữ cái La-tinh là thành tựu của
Đáp án đúng là: B
Hệ chữ cái La-tinh là thành tựu của cư dân La Mã cổ đại.
Câu 13:
Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào?
Đáp án đúng là: A
Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ công trình đền Pác-tê-nông.
Câu 14:
“Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng Trái Đất lên”, là câu nói của ai?
Đáp án đúng là: A
“Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng Trái Đất lên”, là câu nói nổi tiếng của Ác-si-mét
Câu 15:
Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam hiện nay đã sử dụng các kí tự thuộc hệ thống chữ viết nào?
Đáp án đúng là: D
Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam hiện nay đã sử dụng các kí tự thuộc hệ thống chữ La-tinh.
Câu 16:
Người Hy Lạp và người La Mã sáng tạo ra loại lịch nào?
Đáp án đúng là: B
Người Hy Lạp và người La Mã sáng tạo ra Dương lịch.
Câu 17:
Hai bộ sử thi nổi tiếng của cư dân Hy Lạp cổ đại là
Đáp án đúng là: A
Hai bộ sử thi nổi tiếng của cư dân Hy Lạp cổ đại là I-li-át và Ô-đi-xê.
Câu 18:
Những đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy vật ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại là
Đáp án đúng là: A
Những đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy vật ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại là Ta-lét; Hê-ra-clit,…
Câu 19:
Những đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy tâm ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại là
Đáp án đúng là: A
Những đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy tâm ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại là: A-rít-xtốt; Xô-crat; Pờ-la-tông…
Câu 20:
Một trong những thành tựu tôn giáo nổi bật của văn minh La Mã cổ đại là sự ra đời của
Đáp án đúng là: C
Một trong những thành tựu tôn giáo nổi bật của văn minh La Mã cổ đại là sự ra đời của Thiên Chúa giáo (thế kỉ I)
Câu 21:
Về lịch pháp và thiên văn học, cư dân Hy Lạp và La mã cổ đại đã biết làm lịch dựa theo sự chuyển động của
Đáp án đúng là: D
Về lịch pháp và thiên văn học, cư dân Hy Lạp và La mã cổ đại đã biết làm lịch dựa theo sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Câu 22:
Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại là
Đáp án đúng là: A
Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại là Py-ta-go.
Câu 23:
Nhà khoa học nổi tiếng trên lĩnh vực y học của Hy Lạp cổ đại là
Đáp án đúng là: B
Nhà khoa học nổi tiếng trên lĩnh vực y học của Hy Lạp cổ đại là Hi-pô-crat.
Câu 24:
Một trong những nhà sử học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại là
Đáp án đúng là: C
Một trong những nhà sử học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại là Hê-rô-đốt.
Câu 25:
Ai là tác giả của vở kịch Ơ-đíp làm vua?
Đáp án đúng là: D
Xô-phốc-lơ là tác giả của vở kịch Ơ-đíp làm vua.
Câu 26:
Công trình kiến trúc nào sau đây không phải là thành tựu của cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại?
Đáp án đúng là: C
- Lăng Ta-giơ Ma-han là thành tựu của cư dân Ấn Độ thời đế quốc Mô-gôn.
Câu 27:
Đại hội thể thao nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại là
Đáp án đúng là: A
Ôlimpic là Đại hội thể thao nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại. Ý nghĩa của Đại hội thể nào Ôlimpic là rèn luyện sức khỏe, giải trí, đoàn kết, gắn kết.
Câu 28:
Ai là người sáng lập ra Thiên Chúa giáo?
Đáp án đúng là: C
Theo truyền thuyết, người sáng lập ra Thiên Chúa giáo là Giê-su. Ngài được sinh ra ở Na-da-rét (nay thuộc I-xra-en).
Câu 29:
Nhà khoa học nào được coi là “cha đẻ của nền y học phương Tây”?
Đáp án đúng là: B
Hi-pô-crat được coi là “cha đẻ của nền y học phương Tây”
Câu 30:
Trong Đại hội thể thao Olimpic ở Hy Lạp cổ đại, những người chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng là “vòng nguyệt quế” được tết từ cành và lá của loại cây nào?
Đáp án đúng là: C
Trong Đại hội thể thao Olimpic ở Hy Lạp cổ đại, những người chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng là “vòng nguyệt quế” được tết từ cành và lá của cây ô-liu.
Câu 31:
Lĩnh vực nổi bật của khoa học thời Phục hưng là gì?
Đáp án đúng là: A
Thời Phục hưng, khoa học gắn liền với sự đóng góp của các nhà khoa học trên lĩnh vực Toán học, Thiên văn học,…
Câu 32:
Phong trào văn hóa phục hưng là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên lĩnh vực nào?
Đáp án đúng là: A
Phong trào văn hóa phục hưng là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.
Câu 33:
Phong trào văn hóa Phục hưng lên án trực tiếp đối tượng nào?
Đáp án đúng là: C
Các nhà văn hóa thời Phục hưng đã lên án, châm biếm Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.
Câu 34:
Tượng Đa-vit là tác phẩm của ai?
Đáp án đúng là: A
Tượng Đa-vit là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Mi-ken-giăng-giơ.
Câu 35:
Mượn hình tượng Đa-vit, Mi-ken-giăng-giơ muốn thể hiện sức sống của
Đáp án đúng là: B
Tượng Đa-vit là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Mi-ken-giăng-giơ, được tạc trên đá cẩm thạch, lấy cảm hứng từ một vị anh hùng trong Kinh Thánh. Mượn hình tượng Đa-vit, Mi-ken-giăng-giơ muốn thể hiện sức sống của lớp người mới, đại diện cho thời đại mới.
Câu 36:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến phong trào văn hóa Phục hưng?
Đáp án đúng là: D
- Bối cảnh ra đời phong trào Văn hóa Phục hưng:
+ Về kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành ở các nước Tây Âu.
+ Về chính trị - xã hội: sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế; sự thống trị của giai cấp phong kiến và Giáo hội khiến mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và Giáo hội ngày càng sâu sắc.
+ Về văn hóa: thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đang lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở Tây Âu. Do đó, tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hóa mới phù hợp với họ. Trong bối cảnh ấy, họ đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.
Câu 37:
Vở kịch nào dưới đây không phải là tác phẩm của W.Sếch-xpia?
Đáp án đúng là: D
- Ơ-đíp làm vua là tác phẩm của Xô-phốc-lơ.
- Các tác phẩm tiêu biểu của W.Sếch-xpia là: Rô-mê-ô và Giu-li-et; Hăm-lét; Ô-ten-tô,…
Câu 38:
Trào lưu tư tưởng nổi bật ở Tây Âu thời Phục hưng là
Đáp án đúng là: A
Trào lưu tư tưởng nổi bật ở Tây Âu thời Phục hưng là chủ nghĩa nhân văn. Tính cách mạng của hệ tư tưởng mới thể hiện ở việc: lên án, đả kích giai cấp phong kiến, chống các quan điểm phản khoa học; đề cao tự do cá nhân và giá trị chân chính của con người; bày tỏ tinh thần dân tộc,…
Câu 39:
Phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên tại thành phố nào?
Đáp án đúng là: A
Phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên tại thành phố Phờ-lo-ren (I-ta-li-a) sau đó lan rộng khắp châu Âu.
Câu 40:
Các nhà văn hóa Phục hưng đã tiếp thu và muốn khôi phục lại những giá trị của nền văn minh nào?
Đáp án đúng là: D
Các nhà văn hóa Phục hưng đã tiếp thu và muốn khôi phục lại những giá trị của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.
Câu 41:
Thời Phục hưng ở Tây Âu diễn ra trong khoảng thời gian nào?
Đáp án đúng là: C
Thời Phục hưng ở Tây Âu diễn ra trong khoảng thời gian từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.
Câu 42:
Giai cấp nào khởi xướng phong trào văn hóa Phục hưng?
Đáp án đúng là: D
Phong trào văn hóa Phục hưng do giai cấp tư sản khởi xướng.
Câu 43:
Tác phẩm văn học nào dưới đây không ra đời trong thời kì văn minh Phục Hưng?
Đáp án đúng là: B
Những người khốn khổ là tác phẩm của Víc-to Huy-gô. Tác phẩm này được xuất bản vào năm 1862.
Câu 44:
Văn minh thời Phục hưng đề cao điều gì?
Đáp án đúng là: C
Văn minh thời Phục hưng đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
Câu 45:
Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và La Mã hình thành và phát triển không dựa trên cở sở nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Phương pháp giải
- Nghề nông trồng lúa nước ở Hi Lạp và La Mã không có điều kiện phát triển do điều kiện tự nhiên không thuận lợi (đất đai cằn cỗi, khí hậu không phù hợp,,…) => Nghề nông trồng lúa nước không phải là cơ sở để hình thành nên nền văn hóa Hi Lạp và La Mã cổ đại.
Câu 46:
Một trong những tác phẩm tiêu biểu của danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi là
Đáp án đúng là: A
Những tác phẩm tiêu biểu của danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi là: Nàng Mô-na-li-sa; Bữa tiệc cuối cùng,…
Câu 47:
Danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi là tác giả của bức tranh nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Những tác phẩm tiêu biểu của danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi là: Nàng Mô-na-li-sa; Bữa tiệc cuối cùng,…
Câu 48:
Công trình kiến trúc tiêu biểu thời Phục hưng là
Đáp án đúng là: C
Công trình kiến trúc tiêu biểu thời Phục hưng là nhà thờ Xanh Pi-tơ (ở Va-ti-căng)
Câu 49:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng?
Đáp án đúng là: D
Phong trào Cải cách tôn giáo đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh nông dân ở Đức (1524) chống lại chế độ phong kiến.
Câu 50:
Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng là
Đáp án đúng là: A
Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng là phong trào văn hóa Phục hưng.