Trắc nghiệm KTPL 10 Cánh diều Bài 20. Hệ thống pháp luật Việt Nam có đáp án
Trắc nghiệm KTPL 10 Cánh diều Bài 20. Hệ thống pháp luật Việt Nam có đáp án
-
76 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điểm khác biệt của pháp luật với Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?
Đáp án đúng là: A
Điểm khác biệt của pháp luật với Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là:
- Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, dành cho tất cả mọi người.
- Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
Câu 2:
Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng khi nói về hệ thống pháp luật Việt Nam?
Đáp án đúng là: C
A - Đây là nhận định sai vì chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại.
B - Đây là nhận định sai vì hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật chứ không phải hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
C - Đây là nhận định đúng vì cấu trúc bên trong hệ thống pháp luật gồm quy phạm pháp luật, các chế định luật và ngành luật.
D - Đây là nhận định sai vì hương ước, tập quán là một loại quy phạm xã hội tồn tại song hành cùng nhiều loại quy phạm xã hội khác như pháp luật, đạo đức, tín điều tôn giáo… nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong các quan hệ xã hội.
Câu 3:
Đặc điểm nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?
Đáp án đúng là: A
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, bắt buộc đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (tính quy phạm phổ biến). Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
Câu 4:
Các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại được gọi là gì?
Đáp án đúng là: B
Chế định pháp luật là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Câu 5:
Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
Đáp án đúng là: A
Tính quy phạm phổ biến thể hiện ở việc pháp luật là những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, bắt buộc đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
Câu 6:
Tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù được gọi là gì?
Đáp án đúng là: A
Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù. Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Câu 7:
Đặc điểm nào của pháp luật giúp phân biệt với quy phạm đạo đức?
Đáp án đúng là: B
Tính quyền lực là đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức, trong đó việc thực hiện chủ yếu dựa vào tính tự giác, người không thực hiện đúng các chuẩn mực đạo đức thì sẽ bị dư luận xã hội phê phán.
Câu 8:
Tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất được gọi là gì?
Đáp án đúng là: D
Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.
Câu 9:
Pháp luật có vai trò trong đời sống xã hội?
Đáp án đúng là: D
Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội, tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Pháp luật tạo ra cơ chế thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy sự phát triển tòan diện các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội...
Câu 10:
Nội dung nào sau đây là ngành luật chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm các ngành luật chính sau: Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước), Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự,...
Câu 11:
Theo em, các điều khoản trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường là những quy định dành cho những ai?
Đáp án đúng là: C
Các điều khoản trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường là những quy định dành cho: tất cả người dân trên lãnh thổ Việt Nam.
Câu 12:
Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại được chia làm mấy hệ thống chính?
Đáp án đúng là: A
Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.
Câu 13:
Các quy định của pháp luật do cơ quan nào ban hành và đảm bảo thực hiện?
Đáp án đúng là: A
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 của Việt Nam thì các quy định của pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Câu 14:
Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những bộ phận nào?
Đáp án đúng là: D
Về cấu trúc, hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân chia thành các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và các ngành luật.
Câu 15:
Vì sao pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người?
Đáp án đúng là: D
Pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người. Vì:
- Việc tạo quy tắc xử sự chung này sẽ góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
- Bên cạnh đó, pháp luật giúp điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để các hoạt động diễn ra trong vòng trật tự nên phải áp dụng với tất cả mọi người.
Câu 16:
Quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định được gọi là gì?
Đáp án đúng là: A
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Câu 17:
Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm mục đích gì?
Đáp án đúng là: B
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Câu 18:
Văn bản pháp luật các cơ quan nào ban hành?
Đáp án đúng là: B
Văn bản pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Câu 19:
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức nào đó vi phạm pháp luật thì sẽ bị
Đáp án đúng là: C
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh bằng các biện pháp chịu chế tài xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự.
Câu 20:
Văn bản nào dưới đây nằm trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta?
Đáp án đúng là: D
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, hệ thống văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật) của Nhà nước ta hiện nay gồm:
- Hiến pháp;
- Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản khác.