Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 KNTT Bài 7: Đạo đức kinh doanh có đáp án
Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 KNTT Bài 7: Đạo đức kinh doanh có đáp án
-
50 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh được gọi là
Đáp án đúng là: D
- Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh.
Câu 2:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động?
Đáp án đúng là: D
- Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là:
+ Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động theo đúng cam kết;
+ Đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
Câu 3:
Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất với khách hàng là
Đáp án đúng là: D
- Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với khách hàng:
+ Giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết;
+ Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh;
+ Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng...
Câu 4:
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
Đáp án đúng là: B
Đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên là một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
Câu 5:
Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?
Đáp án đúng là: B
Công ty chế biến nông sản X đã có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh vì: tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.
Câu 6:
Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần
Đáp án đúng là: A
Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần lên án, ngăn chặn.
Câu 7:
Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?
Đáp án đúng là: B
Doanh nghiệp K thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. Vì: luôn tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất.
Câu 8:
Nhận xét về hành vi của Cửa hàng M trong trường hợp dưới đây:
Trường hợp. Cửa hàng M chuyên kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng M đã nhập hoa quả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là hoa quả nhập khẩu từ châu Âu.
Đáp án đúng là: D
Trong trường hợp trên, cửa hàng M đã vi phạm đạo đức kinh doanh vì đã: buôn bán hàng hóa kém chất lượng nhằm thu lợi nhuận bất chính.
Câu 9:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?
Đáp án đúng là: B
- Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực; nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng; đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh; đồng thời thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế.
Câu 10:
Đạo đức kinh doanh được biểu hiện như thế nào qua hoạt động của công ty X trong trường hợp dưới đây?
Trường hợp. Hoạt động sản xuất xi măng luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí, tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường tự nhiên. Vì vậy, công ty sản xuất xi măng X luôn xác định phát triển kinh doanh phải gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao động và cư dân địa phương. Công ty đã áp dụng nhiều sáng kiến, đầu tư hàng chục tỉ đồng để lắp đặt hệ thống lọc bụi, đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đáp án đúng là: A
- Biểu hiện đạo đức kinh doanh của công ty X là: phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao động và cư dân tại địa phương.
Câu 11:
Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào?
Đáp án đúng là: B
- Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực; nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng; đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh; đồng thời thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế.
Câu 12:
Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức thực hiện đạo đức kinh doanh?
Tình huống. Gia đình ông P đã trang bị đầy đủ thiết bị cho việc đánh bắt thủy sản. Sau khi được cấp phép khai thác thủy sản trên vùng hoạt động ven bờ, anh K (con trai ông P) đã đề xuất dùng thuốc nổ để khai thác thủy sản. Tuy nhiên, ông P không đồng ý vì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường nước nơi đây.
Đáp án đúng là: A
Trong tình huống trên, ông P đã có ý thức trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh, vì: ông P từ chối, phản đối việc sử dụng thuốc nổ để khai thác thủy sản.
Câu 13:
Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Nghỉ hè, bạn C được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu K. Bạn C thấy cậu K thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.
Câu hỏi: Trong tình huống trên, nếu là C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Trong tình huống trên, nếu là T, em nên khuyên cậu P: nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng tiêu chuẩn và hàm lượng cho phép, không nên sử dụng quá liều lượng vì sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Câu 14:
Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
Đáp án đúng là: D
Khi thực hiện đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp có thể phải chi phí nhiều hơn, từ đó có thể giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, khi kinh doanh có đạo đức, được khách hàng, các nhân viên tín nhiệm thì doanh nghiệp lại bán được nhiều hàng hóa hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, từ đó, doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Câu 15:
Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
Đáp án đúng là: D
Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, từ đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh.