Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật có đáp án

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật có đáp án

  • 78 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cảm ứng ở sinh vật là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.


Câu 2:

Cho các hiện tượng sau:

(1) Khi chạm tay vào lá cây xấu hổ, lá cây có hiện tượng khép lại.

(2) Cây bàng rụng lá vào mùa hè.

(3) Cây xoan rụng lá khi có gió thổi mạnh.

(4) Hoa hướng dương luôn hướng về phía Mặt Trời.

Số hiện tượng thể hiện tính cảm ứng của thực vật là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các hiện tượng thể hiện tính cảm ứng ở thực vật là: (1), (2), (4).

(3) Sai. Cây xoan rụng lá khi có gió thổi mạnh không phải là hiện tượng cảm ứng vì đây không phải là phản ứng của cơ thể để trả lời tác nhân kích thích.


Câu 3:

Cảm ứng ở thực vật có đặc điểm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ở thực vật, cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường của cơ thể thông qua vận động của các cơ quan và thường diễn ra chậm, khó nhận thấy.


Câu 4:

Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể sống, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển.


Câu 5:

Hiện tượng rễ cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hiện tượng rễ cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là tính hướng hóa.


Câu 6:

Khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ. Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ngọn cây có tính hướng sáng nên khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ → Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là ánh sáng.


Câu 7:

Cho thí nghiệm sau:

Bước 1. Trồng vài hạt đỗ/ lạc/ ngô đang nảy mầm vào hai cốc chứa đất ẩm A, B.

Bước 2. Đặt cốc A vào hộp bìa carton có khoét lỗ để ánh sáng lọt qua, cốc B để bên ngoài trong điều kiện thường.

Bước 3. Đặt cả hộp giấy bìa carton chứa cốc trồng cây và cốc còn lại ở nơi có ánh sáng, tưới nước để giữ ẩm cho đất.

Bước 4. Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng thay đổi tư thế phát triển của cây trong hai cốc sau 1 tuần.

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kết quả quan sát của thí nghiệm trên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ngọn cây có tính hướng sáng. Mà nguồn sáng ở cốc A chỉ có ở phía lỗ khoét, nguồn sáng ở cốc B có đều ở mọi phía. Do đó, cây ở cốc A mọc nghiêng hướng về phía lỗ khoét, cây ở cốc B mọc thẳng.


Câu 8:

Để chứng minh thực vật có tính hướng tiếp xúc trong thí nghiệm, nên sử dụng nhóm mẫu vật nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để chứng minh thực vật có tính hướng tiếp xúc trong thí nghiệm, chúng ta nên chọn các loài cây thân leo như đậu cô ve, bầu, bí, mướp.


Câu 9:

Khi trồng các loài cây thân leo như bầu, bí, mướp,... người ta thường làm giàn cho cây leo. Đây là ứng dụng dựa trên

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dựa trên tính hướng tiếp xúc của cây, khi trồng các loài cây thân leo như bầu, bí, mướp,... người ta thường làm giàn cho cây leo giúp tăng năng suất của cây trồng.


Câu 10:

Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Rễ cây có tính hướng nước → Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng rễ cây mọc dài về phía bờ ao.


Bắt đầu thi ngay