Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên có đáp án

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên có đáp án

  • 61 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là phương pháp tìm bằng chứng để giải thích, chứng minh một hiện tượng hay đặc điểm của sự vật.


Câu 2:

Việc tìm hiểu tự nhiên được thực hiện bằng các phương pháp, kĩ năng khoa học theo một tiến trình. Bước làm nào sau đây không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Việc tìm hiểu tự nhiên được thực hiện bằng các phương pháp, kĩ năng khoa học theo một tiến trình gồm các bước dưới đây:

Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi

Bước 2: Xây dựng giả thuyết

Bước 3: Kiểm tra giả thuyết

Bước 4: Phân tích kết quả

Bước 5: Viết, trình bày báo cáo

Bước làm không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên: Thu thập ý kiến cá nhân của ít nhất 3 chuyên gia khoa học.


Câu 3:

Các hoạt động khi nghiên cứu về tính dẫn điện của một số chất:

(a) Tìm hiểu khả năng dẫn điện của nước cất, dung dịch đường, dung dịch muối ăn.

(b) Dự đoán trong số các chất: nước cất, dung dịch đường và dung dịch muối ăn; chất nào dẫn điện, chất nào không dẫn điện?

(c) Thực hiện thí nghiệm: Nối các đầu dây dẫn điện ở các cốc (nước cất, dung dịch đường, dung dịch muối ăn) với cùng một nguồn điện, ta chỉ thấy bóng đèn ở cốc đựng dung dịch muối ăn bật sáng.

(d) Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

(e) Viết báo cáo và trình bày quá trình thực hiện, thảo luận kết quả thí nghiệm.

Cách sắp xếp đúng theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cách sắp xếp đúng theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên là:

(a) Tìm hiểu khả năng dẫn điện của nước cất, dung dịch đường, dung dịch muối ăn.

(b) Dự đoán trong số các chất: nước cất, dung dịch đường và dung dịch muối ăn; chất nào dẫn điện, chất nào không dẫn điện?

(d) Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

(c) Thực hiện thí nghiệm: Nối các đầu dây dẫn điện ở các cốc (nước cất, dung dịch đường, dung dịch muối ăn) với cùng một nguồn điện, ta chỉ thấy bóng đèn ở cốc đựng dung dịch muối ăn bật sáng.

(e) Viết báo cáo và trình bày quá trình thực hiện, thảo luận kết quả thí nghiệm.


Câu 4:

Dùng thước để đo chiều dài mặt bàn bằng đơn vị centimét. Trong hoạt động này đã sử dụng kĩ năng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dùng thước để đo chiều dài mặt bàn bằng đơn vị centimét.

Trong hoạt động này đã sử dụng kĩ năng đo (sử dụng dụng cụ đo như thước, cân, nhiệt kế, … để mô tả kích thước, khối lượng, nhiệt độ, … của một vật).


Câu 5:

Đồng hồ đo thời gian hiện số là loại dụng cụ đo thời gian có độ chính xác cao, có độ chia nhỏ nhất 0,001 s. Phạm vi đo của loại đồng hồ này là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đồng hồ đo thời gian hiện số là loại dụng cụ đo thời gian có độ chính xác cao, có độ chia nhỏ nhất 0,001 s. Phạm vi đo: 0,001 s – 9999 s.


Câu 6:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đồng hồ đo thời gian hiện số có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng công tắc hoặc cổng quang điện.


Câu 7:

Trước đây, người ta thường sử dụng những tấm gương soi bằng đồng vì đồng là kim loại

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trước đây, người ta thường sử dụng những tấm gương soi bằng đồng vì đồng là kim loại có khả năng phản xạ ánh sáng.


Câu 8:

Đồ dùng bằng kim loại có đốm gỉ, có thể dùng chất nào sau đây để lau chùi, làm sạch vết gỉ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đồ dùng bằng kim loại có đốm gỉ, có thể dùng giấm ăn để lau chùi, vết gỉ sẽ hết.

Đốm gỉ đó là oxide kim loại như CuO, ZnO, … Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ khoảng 5%. Acetic acid phản ứng với các oxide kim loại tạo ra muối tan, do đó làm cho bề mặt của đồ dùng hết gỉ: CuO + 2CH3COOH (CH3COO)2Cu + H2O.


Câu 9:

Vì sao ban đêm không nên để cây xanh trong nhà?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Do ban đêm không có ánh sáng nên cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên cây hấp thụ hết khí oxygen (O2) và thải ra khí carbon dioxide (CO2) làm trong phòng thiếu O2 và quá nhiều khí CO2 sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của con người, gây ngạt thở hoặc khó thở.


Câu 10:

Bỏ muối ăn vào nước, khuấy cho tan được hỗn hợp nước và muối trong suốt. Sau đó đun nóng đến khi chỉ thấy còn chất rắn kết tinh. Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Bỏ muối ăn vào nước, khuấy cho tan được hỗn hợp nước và muối trong suốt.

Khi đun nóng:

+ Nước sôi và bay hơi.

+ Muối ăn kết tinh vì có nhiệt độ sôi cao hơn nước.


Bắt đầu thi ngay