Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường có đáp án
-
101 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Câu nào sau đây là không đúng khi nói về từ trường?
Đáp án đúng là: D
A, B, C – đúng
D – sai vì kim nam châm chỉ định hướng Nam – Bắc khi ở trạng thái tự do; còn khi đặt trong từ trường thì tại mỗi vị trí trong từ trường thì nó sẽ chỉ một hướng xác định nào đó.
Câu 2:
Có thể sử dụng dụng cụ nào sau đây để nhận biết từ trường?
Đáp án đúng là: B
Người ta không nhận biết được trực tiếp từ trường bằng giác quan mà phải bằng các dụng cụ riêng, ví dụ dùng kim nam châm. Nơi nào trong không gian có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
Câu 3:
Câu nào sau đây là đúng khi nói về thí nghiệm tạo từ phổ của nam châm?
Đáp án đúng là: A
A – đúng
B, C – sai. Nơi nào mạt sắt (hay chính là đường sức từ) dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt (đường sức từ) thưa thì từ trường yếu.
D – sai. Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp theo các đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm, dày nhất ở cực từ của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần.
Câu 4:
Để kiểm tra một dây dẫn điện chạy qua bàn học có dòng điện chạy qua hay không mà không có dụng cụ kiểm tra điện, ta có thể sử dụng dụng cụ nào dưới đây?
Đáp án đúng là: B
Theo lý thuyết, nơi nào trong không gian có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường. Vậy để kiểm tra dây dẫn điện chạy qua bàn học có dòng điện hay không ta có thể sử dụng kim nam châm. Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn điện, nếu kim nam châm xoay đi rồi chỉ một hướng xác định thì nơi đó có từ trường.
Câu 5:
Chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống để tạo thành câu đúng:
Đường sức từ là những đường …(1)… ở bên ngoài thanh nam châm có chiều đi ra từ …(2)… đi vào …(3)… của nam châm.
Đáp án đúng là: D
Đường sức từ là những đường cong ở bên ngoài thanh nam châm có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
Câu 6:
Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như hình:
Tên các từ cực của nam châm là:
Đáp án đúng là: A
Theo lý thuyết, đường sức từ là những đường ở bên ngoài thanh nam châm có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
Từ hình vẽ ta xác định được đường sức từ có chiều đi ra từ đầu A, đi vào đầu B nên đầu A là cực Bắc, đầu B là cực Nam của nam châm.
Câu 7:
Chiều đường sức từ của nam châm chữ U được vẽ như hình
Tên các từ cực của nam châm chữ U là:
Đáp án đúng là: B
Theo lý thuyết, đường sức từ là những đường ở bên ngoài thanh nam châm có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
Đường sức từ của nam châm chữ U là những đường cong nối từ đầu này sang đầu kia của hai cực từ, còn phần giữa hai cực từ thì đường sức từ là những đường thẳng gần như song song với nhau.
Từ hình vẽ ta xác định được đường sức từ có chiều đi ra từ đầu 2, đi vào đầu 1 nên đầu 2 là cực Bắc, đầu 1 là cực Nam của nam châm chữ U.
Câu 8:
Nam châm điện có cấu tạo gồm:
Đáp án đúng là: C
Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây trong có lõi sắt.
v
Câu 9:
Cách nào dưới đây có thể làm thay đổi lực từ của nam châm điện?
Đáp án đúng là: A
Để thay đổi lực hút của nam châm điện cần phải thay đổi từ trường của nó bằng cách thay đổi dòng điện chạy trong cuộn dây của nam châm.
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nam châm điện?
Đáp án đúng là: C
A – đúng. Khi đặt lõi sắt ở trong từ trường của cuộn dây thì lõi sắt bị nhiễm từ và trở thành một nam châm nên nó làm tăng lực từ của cuộn dây.
B – đúng
C – sai. Khi ngắt nguồn điện, lõi sắt cũng mất hết từ tính nên không còn khả năng hút các vật có tính chất từ như sắt, thép…
D – đúng. Cũng giống như các loại nam châm khác, không gian xung quanh nam châm điện cũng tồn tại từ trường.