Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2. Thành phần của nguyên tử có đáp án
Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2. Thành phần của nguyên tử có đáp án
-
105 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nguyên tử gồm
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử gồm hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron.
Câu 2:
Loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm tồn tại trong nguyên tử là
Đáp án đúng là: C
Loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm tồn tại trong nguyên tử là electron (kí hiệu là e).
Câu 3:
Điện tích của một electron là
Đáp án đúng là: A
Điện tích của một electron là $-1,602\times {{10}^{-19}}$ C (coulomb)
Vì chưa phát hiện được điện tích nào nhỏ hơn $1,602\times {{10}^{-19}}$ C nên nó được dùng làm điện tích đơn vị, điện tích của electron được quy ước là – 1.
Câu 4:
Khẳng định đúng là:
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
Câu 5:
Khẳng định đúng là:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử trung hòa về điện: số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
Câu 6:
Nguyên tử oxygen có 8 electron, hạt nhân nguyên tử này có điện tích là
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử oxygen có 8 electron mà mỗi electron có điện tích quy ước là – 1.
⇒ Số đơn vị điện tích âm là 8.
Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
⇒ Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân = Số đơn vị điện tích âm = 8
Do đó, hạt nhân nguyên tử này có điện tích là + 8.
Câu 7:
Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện là
Đáp án đúng là: D
Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện là neutron.
Câu 8:
Hạt nhân nguyên tử gồm các loại hạt là
Đáp án đúng là: B
Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt là proton (kí hiệu là p) và neutron (kí hiệu là n).
Câu 9:
Thông tin sai là
Đáp án đúng là: D
Proton mang điện tích dương (+1) và neutron không mang điện (0).
Do đó, proton và neutron có điện tích bằng nhau là thông tin sai.
Câu 10:
Nguyên tử clo (chlorine) có điện tích hạt nhân là +17. Số proton và số electron trong nguyên tử này là
Đáp án đúng là: C
Vì trong hạt nhân: proton mang điện tích dương (+ 1) mà neutron không mang điện.
⇒ Điện tích hạt nhân là điện tích của các proton ⇒ có 17 proton.
Mặt khác, số đơn vị điện tích dương của hạt nhân = Số đơn vị điện tích âm. Nên tổng điện tích âm của các electron là – 17.
Mỗi electron có điện tích là – 1. ⇒ Có 17 electron.
Câu 11:
Nếu xem nguyên tử như một quả cầu thì khẳng định nào dưới đây là đúng?
Đáp án đúng là: D
Nếu xem nguyên tử như một quả cầu thì đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10 000 lần.
Câu 12:
Một nguyên tử carbon có 6 proton, 6 electron và 6 neutron. Khối lượng nguyên tử carbon này theo đơn vị amu là
Đáp án đúng là: C
Ta có: me≈ 0,00055 amu; mp ≈ 1 amu; mn≈ 1 amu.
Như vậy khối lượng các electron không đáng kể so với khối lượng proton và neutron.
⇒ Khối lượng nguyên tử carbon ≈ khối lượng hạt nhân ≈ 6.1 + 6.1 = 12 (amu)
Câu 13:
Thông tin nào sai đây không đúng?
Đáp án đúng là: B
Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu. ⇒ Sai vì electron không nằm trong hạt nhân và ở lớp vỏ nguyên tử, chuyển động xung quanh hạt nhân.
Câu 14:
Trong 5 gam electron có số hạt là
Đáp án đúng là: A
Ta có khối lượng của 1 hạt electron: ${{m}_{e}}=9,11\times {{10}^{-28}}$ g
Trong 5 gam electron có số hạt là:
$5:\left( 9,11\times {{10}^{-28}} \right)$ ≈ $5,5\times {{10}^{27}}$ (hạt)
Câu 15:
Khối lượng của 1 mol proton theo đơn vị gam là
(biết hằng số Avogadro bằng $6,022\times {{10}^{23}}$)
Đáp án đúng là: A
1 mol proton có số hạt là: $1\times 6,022\times {{10}^{23}}$ = $6,022\times {{10}^{23}}$ (hạt)
1 hạt proton có khối lượng là $1,673\times {{10}^{-24}}$ (g)
1 mol proton có khối lượng là $6,022\times {{10}^{23}}\times 1,673\times {{10}^{-24}}$ ≈ 1 (g)