Trắc nghiệm GDCD 7 KNTT Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương (Phần 2) có đáp án
Trắc nghiệm GDCD 7 KNTT Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương (Phần 2) có đáp án
-
113 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội), là biểu tượng cho
Đáp án đúng là: A
Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội), là biểu tượng cho tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Câu 2:
Tự hào về truyền thống quê hương là sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo và lưu truyền từ
Đáp án đúng là: C
Tự hào về truyền thống quê hương là sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (sgk - trang 8).
Câu 3:
Dân ca ví, dặm là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng
Đáp án đúng là: B
Dân ca ví, dặm là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng Nghệ An và Hà Tĩnh.
Câu 4:
Truyền thống quê hương không bao gồm nội dung nào dưới đây?
Đáp án đúng là: D
- Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương, được thể hiện trên nhiều phương diện, như: ẩm thực, lễ hội; những câu truyện cổ dân gian; dân ca địa phương; nghề thủ công truyền thống; trang phục; nghệ thuật; những phẩm chất đạo đức tốt đẹp…
Câu 5:
Lễ hội cày tịch điền Đọi Sơn ở xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một lễ hội mang ý nghĩa
Đáp án đúng là: A
Lễ hội cày tịch điền Đọi Sơn ở xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông (khuyến khích sự phát triển của sản xuất nông nghiệp).
Câu 6:
Điền từ thích hợp vào chỗ trông (…): “Tự hào về truyền thống của quê hương là sự …..… về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đáp án đúng là: A
Tự hào về truyền thống của quê hương là sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (Ghi nhớ 1 - SGK trang 8)
Câu 7:
Câu ca dao nào không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
- Câu ca dao “Của mình thì giữ bo bo/ Của người thì để cho bò nó ăn” phản ánh về tính ích kỉ, cá nhân luôn đề cao đến quyền lợi, lợi ích của bản thân => đây không phải là truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam.
Câu 8:
Nhân vật nào dưới đây thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương?
Đáp án đúng là: C
Hành động của bạn P thể hiện niềm tự hào về làn điệu hát Xoan - truyền thống văn hóa của địa phương.
Câu 9:
Mỗi địa phương đều có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng. Vì vậy, chúng ta cần
Đáp án đúng là: A
Mỗi địa phương đều có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng. Vì vậy, chúng ta cần: tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền.
Câu 10:
Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. Học sinh cần:
Đáp án đúng là: C
Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. Học sinh cần phê phán những việc làm gây tổn hại đến truyền thống quê hương.
Câu 11:
Sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ là biểu hiện của truyền thống nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Hiếu thảo là truyền thống thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ.
Câu 12:
Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống tương thân tương ái?
Đáp án đúng là: A
Anh Q hào hứng đăng kí tham gia hiến máu cứu người là biểu hiện của truyền thống tương thân tương ái.
Câu 13:
Trong lễ hội đầu xuân, M đã chèo kéo khách du lịch đổi tiền lẻ, nài ép khách du lịch mua hàng. Nếu là bạn của M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
Đáp án đúng là: C
Nếu là bạn của M, em sẽ khuyên M không nên chèo kéo, nài ép du khách. Vì hành động này sẽ làm xấu hình ảnh quê hương trong mắt khách du lịch.
Câu 14:
Từ nhỏ, X đã yêu thích những bộ trang phục truyền thống dân tộc mình. X đã tự may cho mình bộ trang phục truyền thống của người Thái quê mình và dự định sẽ mặc trang phục đó mặc trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở. Biết được dự định của X, các bạn H và M đã cười phá lên và mỉa mai X là quê mùa.
Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có hành vi trái với niềm tự hào về truyền thống quê hương?
Đáp án đúng là: A
Trong trường hợp trên, bạn H và M đã có hành vi đi ngược với niềm tự hào về truyền thống quê hương, vì hai bạn đã có thái đô mỉa mai, chê việc mặc trang phục truyền thống là quê mùa.
Câu 15:
Ông Q là chủ một nhà hàng hải sản ở Khánh Hòa. Nhà hàng của ông luôn niêm yết giá cả rõ ràng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến đồ ăn cho khách. Khi phục vụ khách hàng, các nhân viên trong của hàng của ông Q luôn niềm nở, tư vấn nhiệt tình. Thấy vậy, ông S (em trai của ông Q) không đồng tình, ông S cho rằng: khách du lịch cũng chỉ đến địa phương một vài lần thôi, mình cứ “chặt, chém” nhiệt tình thì mới thu được nhiều lợi nhuận.
Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có suy nghĩ/ hành động gây tổn hại đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương?
Đáp án đúng là: B
Suy nghĩ và hành động của ông S sẽ gây tổn hại, làm xấu đi hình ảnh của quê hương.