Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 6. Thạch quyển, nội lực có đáp án
Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 6. Thạch quyển, nội lực có đáp án
-
75 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Nội lực tác động tới địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo như vận động theo phương thẳng đứng (nâng lên hạ xuống, hiện tượng biển tiến và biến thoái) và theo phương nằm ngang (nén ép và tách dãn). Xu hướng chung của nội lực là tạo ra sự gồ ghề, cao thấp, mấp mô của địa hình mặt đất. Hiện tượng bão, lụt, hạn hán,… là do tác động của ngoại lực gây ra.
Câu 2:
Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng
Đáp án đúng là: B
Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh. Điển hình là vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vùng lòng chảo Thái Bình Dương, hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km.
Câu 3:
Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
Đáp án đúng là: B
Tầng đá trầm tích có đặc điểm: là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; phân bố không liên tục khắp bề mặt Trái Đất, có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km => Nhận định: Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam là không đúng.
Câu 4:
Thung lũng sông Hồng được hình thành do hiện tượng
Đáp án đúng là: C
Đứt gãy Sông Hồng là một hệ thống đứt gãy trượt bằng gồm đứt gãy chính và nhiều đứt gãy phụ kéo dài từ Duy Tây, Vân Nam, Trung Quốc chạy dọc thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ, với chiều dài trên 1560 km -> Ở Việt Nam, sông Hồng chảy trên một đứt gãy kiến tạo.
Câu 5:
Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là
Đáp án đúng là: D
Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là: tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.
Câu 6:
Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là
Đáp án đúng là: C
Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là nội lực.
Câu 7:
Hiện tượng đứt gãy không phải là nguyên nhân hình thành dạng địa hình nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Đứt gãy xảy ra ở những vùng đá cứng làm cho đất đá bị gãy, vỡ rồi bị di chuyển ngược hướng nhau theo phương thẳng đứng hay nằm ngang, tạo thành các hẻm vực, các thung lũng, địa hào, địa luỹ,...
Câu 8:
Sự hình thành những tích tụ khoáng sản có giá trị thường liên quan đến
Đáp án đúng là: A
Sự hình thành những tích tụ khoáng sản có giá trị thường liên quan đến các đứt gãy sâu. Ví dụ: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm chủ yếu trên nhiều đứt gãy, đặc biệt có đứt gãy sâu sông Hồng nên vùng này có nhiều loại khoáng sản đa dạng (vàng, đồng, manga, sắt,…).
Câu 9:
Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?
Đáp án đúng là: D
Tầng đá trầm tích có đặc điểm: là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; phân bố không liên tục khắp bề mặt Trái Đất, có nơi rất mỏng, nơi dày tới 15km.
Câu 10:
Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là
Đáp án đúng là: D
- Lớp vỏ lục địa gồm 3 tầng: trầm tích, tầng granit (dày nhất), cuối cùng là tầng badan.
- Lớp vỏ đại dương gồm 2 tầng: trầm tích, tầng badan (dày nhất).
=> Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa cấu tạo chủ yếu bằng granit.
Câu 11:
Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, kết quả dẫn tới hiện tượng biển tiến và biến thoái.
Câu 12:
Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là
Đáp án đúng là: C
Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên hạ xuống diễn ra trong một khu vực rộng lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, kết quả dẫn tới hiện tượng biển tiến và biến thoái hay nói cách khác là sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.
Câu 13:
Hiện tượng uốn nếp thể hiện rõ rệt nhất ở
Đáp án đúng là: D
Hiện tượng uốn nếp thể hiện rõ rệt nhất ở đá trầm tích. Đá trầm tích (đá sét, đá vôi,...): có các lớp vật liệu dày, mỏng với màu sắc khác nhau, nằm song song, xen kẽ với nhau. Đã được hình thành ở những miền đất trũng, do sự lắng tụ và nén chặt của các vật liệu phá huỷ từ các loại đá khác nhau.
Câu 14:
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
Đáp án đúng là: B
Nguyên nhân sinh ra nội lực là do sự phân huỷ của các chất phóng xạ, do các phản ứng hoá học tỏa nhiệt, do chuyển động tự quay của Trái Đất, do sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,...
Câu 15:
Nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái là do
Đáp án đúng là: A
Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên hạ xuống diễn ra trong một khu vực rộng lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, kết quả dẫn tới hiện tượng biển tiến và biến thoái.