Trắc nghiệm Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án
Trắc nghiệm Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án
-
104 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án đúng là: C
Nội dung định luật tuần hoàn: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử”.
Câu 2:
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi như thế nào?
Đáp án đúng là: D
Nội dung định luật tuần hoàn: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử”.
Câu 3:
Cấu hình electron của chlorine (Cl) là: 1s22s22p63s23p5. Cho các phát biểu sau:
1) Nguyên tử Cl có số hiệu nguyên tử là 17
2) Nguyên tử Cl ở chu kì 3, nhóm VA
3) Cl là nguyên tố phi kim
4) Oxide cao nhất là Cl2O5
5) Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là HClO4
Số phát biểu đúng là?
Đáp án đúng là: A
Những phát biểu đúng: 1, 3, 5.
2 sai vì nguyên tử Cl ở chu kì 3, nhóm VIIA do có 3 lớp electron và có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
4 sai vì oxide cao nhất là Cl2O7.
Câu 4:
Nguyên tố oxygen (O) ở ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA. Cho các phát biểu sau:
(1) Cấu hình electron của oxygen (O) là: 1s22s22p5
(2) O là nguyên tố phi kim
(3) Oxide cao nhất là SO2
(4) Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng
(5) O thuộc nguyên tố s
Số phát biểu đúng là?
Đáp án đúng là: A
Những phát biểu đúng: 2, 4.
1 sai vì cấu hình electron của oxygen (O) là: 1s22s22p4.
3 sai không có oxide cao nhất của oxygen.
5 sai vì O thuộc nguyên tố p.
Câu 5:
Nguyên tử copper ở ô số 29, nhóm IB. Cấu hình electron của nguyên tử copper là?
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử copper ở ô số 29, nhóm IB
Cấu hình electron của nguyên tử copper là: 1s22s22p63s23p63d104s1.
Câu 6:
Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử X là 3d54s1. Vị trí của X là?
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử X là 3d54s1
Cấu hình electron của nguyên tử X là: 1s22s22p63s23p63d54s1
Vị trí của X là: ô số 24, chu kì 4, nhóm VIB.
Câu 7:
Theo quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì?
Đáp án đúng là: A
Phi kim mạnh nhất là fluorine vì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:
- Trong một chu kì, tính phi kim tăng dần → phi kim mạnh nhất ở nhóm VIIA.
- Trong một nhóm, tính phi kim giảm dần → phi kim mạnh nhất là fluorine.
Câu 8:
Nguyên tố nitrogen (N) ở ô số 7, chu kì 2, nhóm VA. Tính chất cơ bản của đơn chất nitrogen là gì?
Đáp án đúng là: B
Nguyên tố nitrogen (N) ở ô số 7, chu kì 2, nhóm VA
=> Cấu hình electron của nitrogen (N) là: 1s22s22p3.
=> N có 5 electron lớp ngoài cùng
=> N có tính phi kim.
Câu 9:
Cấu hình eletron lớp ngoài cùng của nguyên tố X là 3s1. Tính chất cơ bản của hợp chất hydroxide chứa X là gì?
Đáp án đúng là: D
Cấu hình eletron lớp ngoài cùng của nguyên tố X là 3s1
X ở chu kì 3, nhóm IA.
XOH có tính base mạnh.
Câu 10:
Cho các nguyên tố X, Y Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13. Phát biểu nào sau đây là sai?
Đáp án đúng là: D
Thứ tự tăng dần tính base: Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH.
Câu 11:
Cho X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì và đứng kế tiếp nhau (biết MY > MX). Tổng số proton của X và Y là 33. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của Y là?
Đáp án đúng là: D
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì và đứng kế tiếp nhau
=> (1)
Tổng số proton của X và Y là 33
=> (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p5
Y thuộc chu kì 3, nhóm VIIA
Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của Y là Y2O7.
Câu 12:
Yếu tố nào quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố?
Đáp án đúng là: B
Cấu hình electron nguyên tử quyết định tính chất của các nguyên tố.
Câu 13:
Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?
Đáp án đúng là: B
O, N, Be đều thuộc chu kì 2 nên tính kim loại của Be > N > O;
Be, Mg đều thuộc nhóm IIA nên tính kim loại Mg > Be.
Vậy tính kim loại tăng dần theo dãy: O < N < Be < Mg.
Câu 14:
Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện?
Đáp án đúng là: C
K, Na đều thuộc nhóm IA nên độ âm điện của K < Na;
P, S đều thuộc chu kì 3 nên độ âm điện của P < S;
S, O đều thuộc nhóm VIA nên độ âm điện S < O mà O và F thuộc chu kì 2 nên độ âm điện O < F nên độ âm điện của S < F.
Vậy thứ tự độ âm điện: K < Na < P < S < F.
Câu 15:
Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 17, 35. Phát biểu nào sau đây là sai?
Đáp án đúng là: D
X, Y Z lần lượt là các nguyên tố F, Cl, Br đều thuộc cùng 1 nhóm nên thứ tự độ âm điện là F > Cl > Br hay X > Y > Z.