Trắc nghiệm Bài 3. Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng có đáp án

Trắc nghiệm Bài 3. Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng có đáp án

  • 89 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là: tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Lớp Manti dưới có độ sâu từ 700 đến 2900 km, tồn tại ở trạng thái rắn chắc.


Câu 3:

Đặc điểm của lớp Manti dưới là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Lớp Manti trên tồn tại ở trạng thái quánh dẻo, hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng và Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển. Độ dày của lớp Manti trên khoảng từ 15 - 700 km và Manti dưới có độ sâu từ 700 đến 2900 km, tồn tại ở trạng thái rắn chắc.


Câu 4:

Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp Manti trên?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Lớp Manti trên tồn tại ở trạng thái quánh dẻo, hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng và Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển. Độ dày của lớp Manti trên khoảng từ 15 - 700 km và Manti dưới có độ sâu từ 700 đến 2900 km.


Câu 5:

Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân trong Trái Đất?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Nhân trong có độ sâu từ 5100 đến 6370km, nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn (3 - 3,5 triệu atm), tồn tại ở dạng rắn và chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe.


Câu 6:

Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh. Điển hình là vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vùng lòng chảo Thái Bình Dương, hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km.


Câu 7:

Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.


Câu 8:

Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

- Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển.

- Trên cùng là tầng trầm tích, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; tầng này không liên tục và có độ dày không đều. Tầng granit gồm các loại đá nhẹ (như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit) tạo nên; lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit. Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn (như đá badan và các loại đá có tính chất tương tự như đá badan) tạo nên; lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan.


Câu 9:

Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Thạch quyển của Trái Đất bao gồm lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ trên cùng, tạo thành lớp ngoài cứng  cứng của Trái Đất. Các thạch quyển được chia thành các mảng kiến ​​tạo. Phần trên cùng của thạch quyển phản ứng hóa học với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển thông qua quá trình hình thành đất được gọi là tầng sinh quyển.


Câu 10:

Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân ngoài Trái Đất?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Nhân ngoài có độ sâu từ 2900 đến 5100km, nhiệt độ rất cao (khoảng 50000C), áp suất rất lớn (1,3 - 3,1 triệu atm), tồn tại ở thể lỏng và chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe.


Câu 11:

Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

- Lớp vỏ lục địa gồm 3 tầng: trầm tích, tầng granit (dày nhất), cuối cùng là tầng badan

- Lớp vỏ đại dương gồm 2 tầng: trầm tích, tầng badan (dày nhất).

=> Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa cấu tạo chủ yếu bằng granit.


Câu 12:

Nhận định nào sau đây đúng với vận động kiến tạo?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Vận động kiến tạo được hiểu là các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn và hiện nay vẫn đang tiếp diễn nhưng xảy ra chậm.


Câu 13:

Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo là mảng Âu-Á với mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.


Câu 14:

Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường là nơi
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo của Manti trên:

- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ phun trào lên, tạo thành các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa...

- Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, chỗ tiếp xúc bị nén ép, dồn lại và nhô lên (mảng nọ xô chờm hoặc luồn xuống dưới mảng kia), hình thành các dãy núi, sinh ra động đất, núi lửa...

=> Như vậy, ở vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo thường là vùng bất ổn của Trái Đất.


Câu 15:

Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Do có sự khác biệt về cấu tạo địa chất, về độ dày… nên vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là vỏ lục địa và vỏ đại dương.


Bắt đầu thi ngay