Trắc nghiệm Con người và thiên nhiên có đáp án
-
97 lượt thi
-
26 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Cho nhận định: “ Tài nguyên trên Trái Đất là vô tận nên con người ngày càng khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu ngày càng lớn của mình”. Đúng hay sai?
- Con người ngày càng khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu ngày càng lớn của mình (Đúng)
- Nhưng tài nguyên trên Trái Đất là có hạn, không vô tận và đang có nguy cơ cạn kiệt do con người khai thác quá mức.
Nên nói “tài nguyên trên Trái Đất là vô tận” là nhận định sai.
Câu 2:
Giải pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất:
Trồng rừng, phủ xanh đồi núi
Đào xới, san bằng các vùng núi
Xử lý nước thải, chất thải hợp lý
Bón phân, cải tạo đất
Sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu
Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất cần:
- Trồng rừng, phủ xanh đồi núi
- Xử lý nước thải, chất thải hợp lý
- Bón phân, cải tạo đất
Không nên:
- Tác động đến địa hình (đào xới, san bằng các vùng núi; đắp đê, ngăn đập;...) vì có thể xảy ra những hậu quả xấu của tự nhiên như lũ lụt...
- Sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu: vì có thể gây ô nhiễm đất và nguồn nước, làm cho đất nhanh bị thoái hóa,...
Câu 3:
Cần làm gì để giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa?
Sử dụng túi giấy bọc thực phẩm
Tăng cường sử dụng hộp xốp thay thế
Tái chế những đồ dùng đã sử dụng
Tuyên truyền người dân không dùng túi nilong
Thu gom, đốt đồ dùng bằng nhựa, rác thải nhựa
- Để giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa với môi trường, ta nên: sử dụng túi giấy, tái chế đồ dùng, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân,...
- Không nên: sử dụng hộp xốp, đốt những đồ dùng bằng nhựa, ... vì chúng rất độc hại.
Câu 4:
Hiện nay, con người đang sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
Tài nguyên thiên nhiên bị con người khai thác, sử dụng một cách lãng phí, bừa bãi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
Những việc làm của con người gây phá hủy tự nhiên là:
Đốn rừng lấy củi, gỗ
Bón phân cho đất
Sử dụng tiết tiệm nguồn nước
Xả chất thải, rác thải bừa bãi
Khai thác khoáng sản tràn lan
Những việc làm gây phá hủy tự nhiên là:
- Đốn rừng lấy củi, gỗ: do trong rừng có nhiều sinh vật cư trú, rừng còn cung cấp một lượng lớn oxy cho con người, bảo vệ đầu nguồn,...
- Xả chất thải, rác thải bừa bãi: có thể lẫn vào nguồn nước, đất khi con người sử dụng nước để sinh hoạt, vô tình có thể gây bệnh do nước bị ô nhiễm.
- Khai thác khoáng sản tràn lan, không có kế hoạch, gây lãng phí tài nguyên, đồng thời gây ra ô nhiễm, mất cảnh quan trong quá trình đào xới.
Câu 6:
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Cho nhận định: “Cách con người tiến hành hoạt động sản xuất đang khiến cho thiên nhiên nổi giận”. Đúng hay sai?
Đúng, vì các hoạt động sản xuất của con người đặc biệt là công nghiệp đã không ngừng xả nước thải, rác thải, khí thải vào môi trường. Làm đất đai, nguồn nước bị ô nhiễm; không khí nhiều khói bụi độc hại, gia tăng hiệu ứng nhà kính.
Hậu quả là biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng, băng tan, nóng lên toàn cầu, khí hậu ngày càng khắc nghiệt,...
Câu 7:
Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về tài nguyên thiên nhiên?
Đặc điểm không đúng khi nói về tài nguyên thiên nhiên là “Các nguồn tài nguyên nước, đất, rừng, khoáng sản ngày càng giàu có”. Vì thực tế, chúng ngày càng suy giảm và cạn kiệt do con người khai thác quá mức.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Tại sao con người cần giữ gìn và bảo vệ tài nguyên nước ngọt?
Tài nguyên nước ngọt không thể phục hồi
Nước ngọt có vai trò quan trọng đến sự sống và sản xuất của con người
Nguồn nước sạch trên Trái Đất rất hiếm, khó tìm kiếm
Tài nguyên nước đang bị ô nhiễm, cạn kiệt
- Tài nguyên nước ngọt không thể phục hồi (Chưa chính xác). Nước ngọt có thể phục hồi, nhưng mất nhiều thời gian và tiền bạc.
- Nước ngọt có vai trò quan trọng đến sự sống và sản xuất của con người (Đúng, vì 70% cơ thể người là nước, nước ngọt từ tự nhiên giúp bổ sung lượng nước cho con người để duy trì sự sống. Đồng thời, tham gia vào các quá trình sản xuất như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ)
- Nguồn nước ngọt trên Trái Đất rất hiếm, khó tìm kiếm (Chưa chính xác). Nước ngọt phân bố trong các sông suối, ao hồ, dưới lòng đất,... không quá khó để tìm chúng.
- Tài nguyên nước đang bị ô nhiễm, cạn kiệt (Đúng). Do con người khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí nên nếu không biết cách giữ gìn và bảo vệ rất có thể con người sẽ thiếu nước ngọt trong tương lai.
Câu 9:
Việc làm nào sau đây của con người không góp phần bảo vệ tài nguyên nước?
- Việc làm không góp phần bảo vệ tài nguyên nước là: Xả nước cống dẫn ra sông hồ
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
Chọn nhận định đúng
Trồng rừng góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn đất
Sử dụng nhiều phân bón hóa học góp phần cải tạo đất, giúp đất có độ phì
Cày xới đất thường xuyên, giúp đất thoáng khí, tơi xốp
- Trồng rừng góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn đất (Đúng)
- Sử dụng nhiều phân bón hóa học góp phần cải tạo đất giúp đất có độ phì. (Sai, vì trong phân hóa học ngoài chứa các chất dinh dưỡng, còn chứa một số chất có thể chuyển hóa thành dạng acid HNO3, gây nên độ chua cho đất, khiến đất xấu và cứng).
- Cày xới đất thường xuyên, giúp đất thoáng khí, tơi xốp (Đúng).
Câu 11:
Tìm 3 lỗi sai trong đoạn văn sau:
Nhiều loại tài nguyên trên Trái Đất có nguy cơ gia tăng do quá trình khai thác và sử dụng quá mức của con người. Trong đó tài nguyên nước có nguy cơ cạn kiệt. Đồng thời con người đưa vào tự nhiên nhiều chất khí có lợi làm biến đổi khí hậu nhanh chóng.
Gia tăng Tài nguyênNước
Có lợi Nhanh chóng
* Tìm lỗi:
Nhiều loại tài nguyên trên Trái Đất có nguy cơ gia tăng do quá trình khai thác và sử dụng quá mức của con người. Trong đó tài nguyên nước có nguy cơ cạn kiệt. Đồng thời con người đưa vào tự nhiên nhiều chất khí có lợi làm biến đổi khí hậu nhanh chóng.
* Sửa lỗi:
Nhiều loại tài nguyên trên Trái Đất có nguy cơ suy giảm do quá trình khai thác và sử dụng quá mức của con người. Trong đó tài nguyên khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt. Đồng thời con người đưa vào tự nhiên nhiều chất khí có hại làm biến đổi khí hậu nhanh chóng.
Câu 12:
Giải pháp để giảm thiểu nguy cơ cạn kiệt tài nguyên khoáng sản là:
Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Khai thác tài nguyên trái phép
Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch
Có kế hoạch sử dụng hợp lý khoáng sản
Để giảm nguy cơ cạn kiệt tài nguyên khoáng sản cần:
- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch (như than, dầu mỏ, khí đốt, ... vì khó thể phục hồi)
- Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế như năng lượng gió, Mặt Trời, thủy triều,...
- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên,...
Câu 13:
Nguyên nhân chính khiến cho tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất suy thoái là:
Do con người khai thác quá mức nên các tài nguyên trên Trái Đất đều dần cạn kiệt, suy thoái: tài nguyên đất, rừng, khoáng sản,...
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14:
Trong các hoạt động của con người, hoạt động nào có tác động xấu nhất đến thiên nhiên?
Công nghiệp là ngành sản xuất ảnh hưởng xấu tới môi trường nhiều nhất. Chất thải từ các ngành công nghiệp ảnh hưởng đến đất, nguồn nước, ... khí thải từ công nghiệp gây ô nhiễm không khí, làm biến đổi khí hậu,...
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15:
Tài nguyên nào trong tự nhiên bị con người khai thác mạnh và không thể phục hồi?
Đất có thể cải tạo, rừng có thể trồng lại, nước có thể lọc sạch.
Nhưng khoáng sản phải được hình thành trong vài triệu đến vài chục triệu năm thì không thể phục hồi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:
Ảnh hưởng của tự nhiên đối với cư trú và sản xuất của con người:
Hang động cax-tơ
Khí hậu nóng, khô hạn
Sông nhiều thác ghềnh
Lũ lụt, hạn hán
Vùng đồng bằng ven biển
Nguồn nước khoáng sạch
Khoáng sản phong phú
Đất đai cằn cỗi, bạc màu
Vùng cực, lạnh giá quanh năm
Khó khăn Thuận lợi
- Thuận lợi của tự nhiên:
+ Hang động cax-tơ: là cảnh quan đẹp thuận lợi cho du lịch.
+ Khoáng sản phong phú: cung cấp nguyên – nhiên liệu cho công nghiệp
+ Vùng đồng bằng ven biển: thuận lợi cho cư trú và mọi hoạt động sống của con người.
+ Nguồn nước khoáng sạch: có giá trị du lịch, nghỉ dưỡng.
- Khó khăn của tự nhiên đối với con người: lũ lụt, hạn hán; đất đai cằn cỗi, bạc màu; khí hậu nóng, khô hạn; vùng cực, lạnh giá quanh năm, sông nhiều thác ghềnh....
Câu 17:
Ở vùng A-lax-ca (Hoa Kỳ) phương thức di chuyển của người dân độc đáo ở chỗ:
A-lax-ca (Hoa Kỳ) nằm trong đới lạnh, nhiệt độ thấp, băng tuyết bao phủ thường xuyên. Những phương tiện khác như ô tô, xe đạp, tàu thuyền,... không thể di chuyển trên một lớp tuyết dày. Người dân ở vùng này sử dụng một loại xe độc đáo được kéo bởi những chú chó địa phương để đi chuyển.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18:
Tìm 3 lỗi sai trong đoạn văn sau:
Địa hình đồi núi rất thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ. Nơi nhiều thác ghềnh thuận lợi cho giao thông vận tải đường sông. Nơi có khí hậu ôn hòa, nhiều phong cảnh đẹp thuận lợi cho ngành nông nghiệp.
Đồi núi Đồi núi Thác ngềnh
Nông nghiệp Ôn hòa
* Tìm lỗi:
Địa hình đồi núi rất thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ. Nơi nhiều thác ghềnh thuận lợi cho giao thông vận tải đường sông. Nơi có khí hậu ôn hòa, nhiều phong cảnh đẹp thuận lợi cho ngành nông nghiệp.
* Sửa lỗi:
Địa hình đồng bằng rất thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ. Nơi nhiều sông, hồ thuận lợi cho giao thông vận tải đường sông. Nơi có khí hậu ôn hòa, nhiều phong cảnh đẹp thuận lợi cho ngành du lịch.
Câu 19:
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Cho nhận định: “ Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phân bố đồng đều giữa các quốc gia và trên toàn Trái Đất”. Đúng hay sai?
Sai, vì trên thực tế, các yếu tố của tự nhiên như khí hậu, địa hình, đất đai, khoáng sản,... khác nhau ở mỗi vị trí trên Trái Đất. Trong bản thân một quốc gia, các tài nguyên cũng đã phân bố không đồng đều.
Câu 20:
Yếu tố nào của tự nhiên không ảnh hưởng đến ngành du lịch?
Trong tất cả các loại tài nguyên:
- Khoáng sản không ảnh hưởng nhiều đến ngành du lịch
- Các nhân tố khác như khí hậu, nguồn nước, địa hình có ảnh hưởng thuận lợi hoặc khó khăn cho ngành du lịch.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21:
Chọn ý đúng
Địa hình đồng bằng thuận lợi cho giao thông đường bộ hơn đồi núi
Đối với hoạt động công nghiệp, bề mặt địa hình có ý nghĩa lớn nhất
Với sự biến đổi khí hậu, thiên nhiên ngày càng gây khó khăn cho con người
- Khu vực đồng bằng thuận lợi cho giao thông đường bộ hơn đồi núi. Đúng, vì khu vực đồng bằng có địa hình bằng phẳng, dễ dàng cho việc đi lại, xây dựng cầu đường. Ngược lại khu vực đồi núi địa hình gập ghềnh hiểm trở, đi lại khó khăn, chi phí xây dựng đường tốn kém.
- Đối với hoạt động công nghiệp, bề mặt địa hình có ý nghĩa lớn nhất. Sai, vì đối với công nghiệp quan trọng nhất là nguyên – nhiên liệu, lấy từ khoáng sản. Địa hình chỉ góp phần xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, không phải nhân tố quan trọng nhất.
- Với sự biến đổi khí hậu, thiên nhiên ngày càng gây khó khăn cho con người. Đúng, vì biến đổi khí hậu gây nóng lên toàn cầu, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng (bão, hạn hán,...) gây khó khăn cho cư trú và sản xuất.
Câu 22:
Ở miền Bắc nước ta, do có một mùa đông lạnh nên cây trồng chính vào mùa này là:
Mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta do có một mùa đông lạnh nhiệt độ trung bình dưới 15oC, tạo điều kiện thích hợp cho các loại rau có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới phát triển. Chẳng hạn như bắp cải, súp lơ, cà chua, su hào,....
Các loại rau có nguồn gốc nhiệt đới ít phát triển trong mùa này như rau muống, mồng tơi, rau đay, lạc, mía, ...
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23:
Ngành kinh tế nào chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của các yếu tố tự nhiên?
Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt của hoàn cảnh tự nhiên vì cây trồng và vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí, ... phù hợp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24:
Mùa lũ trên sông Mê Kông có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Lũ của sông Mê Kông ảnh hưởng tiêu cực đến vùng đồng bằng sông Cửu Long:
- Nguồn cá tôm phong phú (Sai, đây là mặt tích cực) =>Loại
- Ngập lụt trên diện rộng (Đúng, vì việc ngập lụt kéo dài nên ảnh hưởng xấu tới đời sống: nhà cửa xây tạm bợ hoặc sống trong các thuyền, ghe; nước lũ tràn về làm cho nguồn nước sạch bị ô nhiễm, ...)
- Khó khăn cho giao thông (Chưa đúng, vì đối với giao thông đường thủy, mùa lũ mang đến thuận lợi cho việc di chuyển).
- Làm cho đất đai bạc màu (Sai, vì lũ của sông Mê Kông, mang theo một lượng phù sa lớn, sẽ bồi đắp thêm phù sa cho đất, khiến đất màu mỡ).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25:
Đâu không phải khó khăn do sông ngòi mang lại?
- Những khó khăn do sông ngòi mang lại là lũ quét và trượt lở đất do nước lũ mạnh ở miền núi; lũ lụt ở đồng bằng.
- Bão là loại thiên tai hình thành trên biển, không phải do sông ngòi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26:
Mục tiêu cao nhất của sự phát triển bền vững là?
“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Do vậy, mục tiêu cao nhất của phát triển bền vững là: Đảm bảo cho nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Đáp án cần chọn là: D