Trắc nghiệm Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực có đáp án
Trắc nghiệm Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực có đáp án
-
92 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Diện tích của châu Nam Cực là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Châu Nam Cực có diện tích lớn thứu 4 trên thế giới với 14,1 triệu km2 (SGK trang 174)
Câu 2:
Châu Nam Cực bao gồm:
Đáp án đúng là: B
Châu Nam Cực bao gồm Lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa (SGK trang 174)
Câu 3:
Châu Nam Cực không tiếp giáp với đại dương nào?
Đáp án đúng là: D
Châu Nam Cực tiếp giáp với đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương (SGK trang 173-hình 22.1)
Câu 4:
Châu Nam Cực được chia thành mấy bộ phận?
Đáp án đúng là: A
Châu Nam Cực nằm cách xa các châu lục khác, bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương, được phân thành 2 bộ phận: phần phía đông và phần phía tây (lấy kinh tuyến 00 và 1800 làm ranh giới (SGK trang 174- hình 22.1)
Câu 5:
Châu Nam Cực, được phân thành 2 bộ phận có đặc điểm:
Đáp án đúng là: A
Phần phía đông châu lục có diện tích rộng hơn phần phía tây (SGK trang 174- hình 22.1)
Câu 6:
Ranh giới để phân chia Châu Nam Cực thành 2 bộ phận là gì?
Đáp án đúng là: C
Châu Nam Cực nằm cách xa các châu lục khác, bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương, được phân thành 2 bộ phận: phần phía đông và phần phía tây (lấy kinh tuyến 00 và 1800 làm ranh giới (SGK trang 174- hình 22.1)
Câu 7:
Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia nào?
Đáp án đúng là: D
Châu Nam Cực là tài sản chung của toàn nhân loại. Được sử dụng với mục đích hòa bình, không công nhận đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên. (SGK trang 175)
Câu 8:
Hiệp ước Nam Cực được kí kết vào năm nào?
Đáp án đúng là: A
Hiệp ước Nam Cực được kí kết vào năm 1959 (SGK trang 175)
Câu 9:
Tính đến nay, Hiệp ước Nam Cực có bao nhiêu quốc gia thành viên?
Đáp án đúng là: C
Đến năm 2020, Hiệp ước Nam Cực có tổng cộng 54 quốc gia thành viên. (SGK trang 175)
Câu 10:
Người đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực:
Đáp án đúng là: A
Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga. (SGK trang 174)
Câu 11:
Châu Nam Cực được nghiên cứu một cách toàn diện vào năm nào?
Đáp án đúng là: B
Từ năm 1957, Châu Nam Cực được nghiên cứu một cách toàn diện (SGK trang 174)
Câu 12:
Nguyên nhân ra đời của hiệp ước Nam Cực do đâu?
Đáp án đúng là: A
Những hoạt động của con người ở châu Nam Cực ngày càng gia tăng, đe dạo đến môi trường. Ngày 1-12-1959, hiệp ước Nam Cực đã được 12 quốc gia kí kết, thừa nhận châu Nam Cực phải được sử dụng với mục đích hòa bình, không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên…. (SGK trang 175)
Câu 13:
Hiệp ước Nam Cực được kí kêt năm 1959 và có hiệu lực từ năm 1961 và không bao gồm điều khoản nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Hiệp ước Nam Cực được kí kêt năm 1959 và có hiệu lực từ năm 1961 bao gồm điều khoản: Thừa nhận trách nhiệm chung trong sử dụng và quản lí châu Nam Cực, Duy trì tình trạng phi quân sự hóa ở Nam Cực, Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học…
(SGK trang 175)
Câu 14:
Vị trí địa lí ảnh hưởng thế nào đến khí hậu của châu Nam Cực?
Đáp án đúng là: B
Do nằm ở vùng cực, nên về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. Do vậy, châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt.
(SGK trang 173-hình 22.1)
Câu 15:
Băng tuyết ở châu Nam Cực bị tan sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào?
Đáp án đúng là: C
Băng tuyết ở châu Nam Cực bị tan sẽ làm cho nước biển và đại dương dâng cao, làm ngập nhiều vùng ven biển, trong đó có nhiều đồng bằng châu thổ dân cư đông đúc, hoạt động kinh tế đa dạng