Soạn Văn 12 Cánh diều Thực hành tiếng Việt trang 151 có đáp án
Soạn Văn 12 Cánh diều Thực hành tiếng Việt trang 151 có đáp án
-
40 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
- Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ quy định “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
- Các loại hình tác phẩm đủ điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 14 Luật này.
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí, âm nhạc, nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm điện ảnh, sân khấu;
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
+ Tác phẩm phái sinh (nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh).
- Quyền tác giả được phát sinh khi:
+ Tác phẩm được tạo ra phải có tính sáng tạo;
+ Được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định như: truyện, thơ, tác phẩm điện ảnh,… không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Câu 2:
- Việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong văn bản đọc hiểu Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người, được thực hiện thông qua việc trích dẫn trung thực ý tưởng, lời văn của tác phẩm; trích tên tác giả khi sử dụng lời văn hoặc tác phẩm của họ, không mạo danh tác giả, điều đó thể hiện qua các câu văn:
+ “Người cao thượng không phải là không bao giờ đê tiện...có những lúc đê tiện” (Bi-ê-lin-xki). Tác giả đã đề tên tác giả ngay sau lời trích dẫn
+ Triết gia Se-ne-ca là người thấu hiểu điều này : “Vấn đề không phải là ở chỗ...sự tiếp thu đạo đức”
Câu 3:
- Trường hợp vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ :
+ Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
+ Mạo danh tác giả
+ Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả
+ Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với tác phẩm, gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
+ Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng
- Trường hợp được Luật cho phép:
+ Sao chép hợp lý một phần tác phẩm để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại, có trích dẫn nguồn tác phẩm.
+ Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình
+ Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ
Câu 4: