Soạn Văn 12 Cánh diều Loạn đến nơi rồi có đáp án
Soạn Văn 12 Cánh diều Loạn đến nơi rồi có đáp án
-
29 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
- Đọc trước đoạn trích, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Xuân Trình và vở kịch Mùa hè ở biển.
- Đọc nội dung đoạn giới thiệu để hiểu bối cảnh đoạn trích.
* Tác giả Xuân Trình (1936 – 1991)
- Quê quán : quê thôn Lỗ Xá, xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
- Sự nghiệp : Nhà viết kịch, nhà lãnh đạo sân khấu tiên phong của sự nghiệp đổi mới. Ông được đánh giá là cánh chim đi đầu trong việc dự báo đời sống xã hội. Ông cũng giữ nhiều chức vụ như : vai trò Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Sân khấu, Giám đốc Nhà xuất bản Sân khấu, nhà biên kịch.
- Các tác phẩm tiêu biểu : Mùa hè ở biển, Nửa ngày về chiều, Đợi đến mùa xuân, Bạch đàn liễu, Quê hương Việt Nam…
* Vở kịch “Mùa hè ở biển”
- Thời gian sáng tác : là vở kịch hiện đại sáng tác năm 1981
- Nội dung : Vở kịch đề cập việc thực hiện khoán ruộng đến từng hộ nông dân ở một địa phương. Với cách làm này, năng suất lúa, hoa màu tăng cao, chăn nuôi phát triển mạnh. Vì vậy, dân no ấm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
- Giá trị : Nói lên cuộc đối đầu giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái cổ hủ, cái lạc hậu với cái mới, cái tiến bộ và cuối cùng tư tưởng, cách làm tiến bộ đã giành chiến thắng, đưa xã hội phát triển đi lên.
Câu 2:
* Nội dung chính: Đoạn trích nói về câu chuyện ông Đoàn Xoa nhân một dịp về thăm quê hương. Thấy quê hương trở nên phát triển ông ở lại thêm vài ngày. Trong thời gian đó, ông phát hiện dân làng đang làm khoán chui và bán chui. Không chấp nhận được điều đó, ông muốn báo ngay về trung ương và kêu công an đến lập biên bản.
Hành động giả vờ hỏi của ông Đoàn Xoa khi đi thăm đồng đã nhận được câu trả lời như thế nào từ phía bà con?
Ông đã nhận được câu trả lời không đúng sự thật của bà con, vì mọi người đang giấu việc làm khoán chui. “ Đồng chí khuyến khích chúng tôi làm sai đấy à”. Câu trả lời thêm dẫn chứng để trở nên thuyết phục hơn “..Đồng ruộng cứ cấy chung, gặt chung vui lắm...làm toàn xã rồi”.
Câu 3:
Tại sao những người thân của ông Đoàn Xoa cũng không dám nói thật với ông ?
Bởi vì ngay từ đầu đoạn trích, ông Đoàn Xoa đã hiện lên là một người cán bộ tốt nhưng duy ý chí, máy móc, không biết lắng nghe thực tiễn đời sống. Ông cũng là một người vô cùng chính trực, ngay cả vợ làm sai ( đưa guồng là vật công về nhà), ông cũng bảo phải báo lên phê bình. Trước tính cách như vậy của ông, không ai dám nói sự thật nữa.
Câu 5:
Câu nói “Loạn,loạn đến nơi rồi”, thể hiện suy nghĩ, tâm trạng gì của ông Đoàn Xoa ?
Câu nói đã thể hiện tâm trạng hoảng hốt trước tình cảnh bất ngờ này. Đến ông cũng không ngờ làng xã thân yêu mà ông từng gắn bó, ngay cả người trong gia đình đều chung tay vào việc khoán chui. Trước tình cảnh đó, nhân dân làm trái luật nhà nước, ông thấy sự việc đã đi quá xa và vượt khỏi khuôn khổ.
Câu 6:
Em hiểu thế nào là bán chui ?
Bán chui là làm ra của cải như lương thực, thực phẩm ( cá, thịt,..) mà không đem về nạp vào mậu dịch tức là nạp cho nhà nước mà lại đem bán và thu tiền cá nhân. Bởi vì thời kì này, mọi của cải đều là của nhà nước, người dân làm ra nhưng không được phép bán.
Câu 7:
Thái độ, hành động của Quân với ông Xoa có gì khác các nhân vật Cụ Bản và Hướng
Thái độ của Quân có phần gay gắt và thẳng thắn hơn. Khi ông Đoàn Xoa hỏi lý lẽ anh sẵn sàng trả lời ngọn ngành từng câu hỏi mà không trốn tránh hay sợ sệt.
Câu 8:
Tóm tắt và nêu tình huống của đoạn trích
- Tóm tắt : Ông Đoàn Xoan có dịp về thăm nhà, thăm lại làng xã thấy mọi việc có tiến triển tốt đẹp, ông muốn ở lại chơi thêm mấy hôm mà không biết rằng cả xã đang giấu việc làm khóa chui. Trong quá trình dạo quanh xóm làng, ông đã sinh nghi vì thấy ruộng đồng chia nhỏ nhưng không một ai chịu nói sự thật. Cho đến cuộc nói chuyện với Cụ Bản, ông Đoàn Xoa mới vỡ lẽ ra sự thật và ông không thể chấp nhận được, muốn báo lên trung ương. Ông lại ra bãi biển mua cá, thấy ngư dân cũng “bán chui”, lấy của công bán cho riêng mình, ông và anh thuyền trưởng đối chất tư tưởng với nhau, và kết thúc đoạn trích là sự hậm hực của ông Đoàn Xoa trước tình thế loạn lạc như này.
- Tình huống của đoạn trích : Ông Đoàn Xoa về thăm làng có nhiều sự thay đổi tích cực. Đang ngồi nói chuyện với mọi người ông nhận ra cả xã đã bí mật thực hiện khoán chui. Trước sự thật đó, ông không chấp nhận được và muốn báo lên trung ương.
Câu 9:
Dòng nào dưới đây nêu đúng về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích?
A. Ngôn ngữ đối thoại và chỉ dẫn sân khấu
B. Ngôn ngữ độc thoại và chỉ dẫn sân khấu
C. Ngôn ngữ đối thoại và bàng thoại
D. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại
Trả lời: A
Câu 10:
Đoạn trích thể hiện xung đột giữa những nhân vật nào? Vì sao giữa các nhân vật đó lại nảy sinh xung đột?
- Đoạn trích thể hiện trực tiếp xung đột giữa Cụ Bản, anh thuyền trưởng, thủy thủ và ông Đoàn Xoa
- Giữa các nhân vật xảy ra xung đột bởi sự khác biệt về mặt tư tưởng, quan điểm :
+ Cụ Bản cho rằng cốt yếu vẫn là dân no đủ, ấm no và đó phải là một niềm vui cho tất cả mọi người. Còn ông Đoàn Xoa là một người đề cao nguyên tắc đến mức giáo điều, chỉ cần làm đúng luật mà không xem xét lại lý luận có phù hợp với thực tiễn hay chưa.
+ Thủy thủ chỉ quan tâm đến lệnh thuyền trưởng, không quan tâm đến hệ thống cán bộ, Đảng ủy,...Ngược lại với ông Đoàn Xoa mọi việc đều phải được thông qua từ trên xuống dưới.
+ Thuyền trưởng Quân cho rằng hợp tác xã là trái tự nhiên, kìm hãm sự phát triển của con người vì thế nên mọi người ra ngoài làm ăn cá nhân là điều tất yếu. Còn ông Đoàn Xoa vẫn thấy rằng làm việc tập thể là tốt nhất, hợp tác xã là biện pháp tối ưu giúp ai cũng được phát triển.
Câu 11:
Em có đồng tình với ý kiến “Tôi nói ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên...”, “Nguyên do của cái nghèo, một phần vì còn tồn tại nhiều người nghĩ trái tự nhiên như ông đấy." của thuyền trưởng Quân về nhân vật Đoàn Xoa không? Vì sao?
Em đồng tình với ý kiến của thuyền trưởng Quân bởi lẽ ông Đoàn Xoa chỉ quan tâm đến nguyên tắc và lý thuyết mà không để ý đến thực tế rằng hợp tác xã đang kìm hãm sự phát triển của mọi người, dần dần kéo theo là kìm hãm sự phát triển của đất nước. Người trái ngược với tự nhiên chính là làm ngược lại với quy luật phát triển của con người. Đời sống nhân dân lao động không được chăm lo ắt hẳn họ phải đứng lên tự mình phát triển.
Câu 12:
Em sẽ bày tỏ quan điểm như thế nào nếu như có ý kiến cho rằng chỉ cần chi tiết phát hiện sự việc “khoán chui” là đủ thể hiện được tính cách nhân vật ông Đoàn Xoa và chủ để tác phẩm (mà không cần đến chi tiết phát hiện “bán chui” cá ở bãi biển)?
Em không đồng tình với ý kiến đó bởi vì nếu chỉ có chi tiết phát hiện “khoán chui” chỉ làm rõ được việc ông Đoàn Xoa là một người nguyên tắc, nghiêm chỉnh và là cán bộ mẫu mực làm theo pháp luật. Phải thêm chi tiết ông phát hiện “bán chui” cá ở bãi biển mới làm rõ được ông là người xa rời thực tế và có phần giáo điều, chính điều đó sẽ đưa lại nhiều hậu quả.
Câu 13:
Việc nhân vật Đoàn Xoa trở thành đối tượng bị châm biếm trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?
Em suy nghĩ về vấn đề đường lối lãnh đạo của các cán bộ. Đường lối được đưa ra dựa trên lý thuyết, nếu lý thuyết xa rời thực tế sẽ không hiệu quả. Vì vậy các cán bộ nhà nước khi đưa ra bất kỳ một điều luật hay đường lối nào cần theo dõi sát sao và cần linh hoạt để nhanh chóng thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống.