Giải SGK Vật lý 12 CTST Bài 2. Thang nhiệt độ có đáp án

Giải SGK Vật lý 12 CTST Bài 2. Thang nhiệt độ có đáp án

  • 21 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Để đo nhiệt độ của vật, người ta sử dụng các loại nhiệt kế có thang đo khác nhau (Hình 2.1). Có những thang nhiệt độ nào và làm thế nào để chuyển đổi nhiệt độ giữa các thang đo ấy?

Để đo nhiệt độ của vật, người ta sử dụng các loại nhiệt kế có thang đo khác nhau (Hình 2.1) (ảnh 1)
Xem đáp án

Có một số thang đo nhiệt độ như thang nhiệt độ Celsius, Kelvin, Fahrenheit,…

Để chuyển đổi nhiệt độ giữa các thang đo ta sử dụng các công thức chuyển đổi sau:

T(K)=t(°C)+273: thang nhiệt độ Celsius sang thang nhiệt độ Kelvin.

t(°C)=T(K)273: thang nhiệt độ Kelvin sang thang nhiệt độ Celsius.


Câu 2:

Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau, hãy dự đoán chiều truyền năng lượng nhiệt giữa chúng. Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

Xem đáp án

Dự đoán: chiều truyền năng lượng nhiệt từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

Đề xuất phương án thí nghiệm:

Các dụng cụ đơn giản:

- Nhiệt kế

- Đèn cồn

- Cốc nước lạnh

- Thanh sắt

Phương án thí nghiệm:

- Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của cốc nước lạnh

- Hơ nóng thanh sắt trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đo nhiệt độ của thanh sắt

- Thả thanh sắt vào cốc nước lạnh, sau một khoảng thời gian đo nhiệt độ của nước và thanh sắt.

Kết quả:

- Nhiệt độ của nước tăng lên, nhiệt độ của thanh sắt giảm đi, chứng tỏ năng lượng nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.


Câu 3:

Trong thời tiết mùa đông giá lạnh, cùng ở trong phòng học, nếu chạm tay vào song sắt ở cửa sổ, ta có cảm giác lạnh, nhưng chạm tay vào bàn gỗ ta có cảm giác đỡ lạnh hơn. Có phải vì chiếc bàn gỗ có nhiệt độ cao hơn không? Vì sao? Làm thế nào có thể biết được nhiệt độ các vật?

Xem đáp án

- Không phải vì chiếc bàn gỗ có nhiệt độ cao hơn.

- Do kim loại dẫn nhiệt tốt hơn nên khi chạm tay vào, tay ta bị mất nhiệt lượng nhanh hơn, do đó cảm giác lạnh hơn khi sờ vào gỗ.

- Để biết được nhiệt độ của các vật ta dùng nhiệt kế.


Câu 4:

Nêu một vài ví dụ về sự truyền năng lượng nhiệt giữa các vật và cho biết chiều truyền năng lượng nhiệt giữa chúng.

Xem đáp án

Ví dụ:

- Thả cục sắt được nung nóng vào chậu nước lạnh, một lúc sau cục sắt nguội đi, nước ấm lên. Năng lượng nhiệt truyền từ cục sắt vào nước.

- Khi nấu thức ăn bằng bếp ga, năng lượng nhiệt từ ngọn lửa truyền cho thực phẩm trong nồi, làm chín thực phẩm.


Câu 5:

Cho biết nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế điện trở hoạt động dựa trên nguyên tắc vật lí nào.

Xem đáp án

- Nhiệt kết thuỷ ngân hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt.

- Nhiệt kế điện trở hoạt động dựa trên hiện tượng thông qua sự phụ thuộc của điện trở theo nhiệt độ.


Câu 6:

Hiện nay, người ta có thể đo nhiệt độ bằng cảm biến hồng ngoại. Hãy tìm hiểu thông tin và thực hiện các yêu cầu sau:

– Nêu nguyên lí đo nhiệt độ của cảm biến hồng ngoại.

– Nêu cách sử dụng nhiệt kế hồng ngoại điện tử (Hình 2.2c) để đo nhiệt độ.

Hiện nay, người ta có thể đo nhiệt độ bằng cảm biến hồng ngoại. Hãy tìm hiểu thông tin và thực (ảnh 1)
Xem đáp án

– Nguyên lí đo nhiệt độ của cảm biến hồng ngoại.

Hồng ngoại là sóng có bước sóng dài hơn ánh sáng khả kiến (ánh sáng có thể nhìn thấy được). Mắt người bình thường có thể thấy ánh sáng có bước sóng khoảng từ 0,36 µm tới 0,72 µm. Phần hồng ngoại của phổ kéo dài bước sóng từ 0,7 µm đến 1000 µm. Trong dải sóng này, chỉ các tần số từ 0,7 µm đến 20 µm được sử dụng để đo nhiệt độ thực tế hàng ngày. Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại sẽ phát ra theo đường thẳng đến bề mặt của vật và nhận về các chùm tia phản xạ mang năng lượng để tính toán nhiệt độ cần đo.

- Cách sử dụng nhiệt kế hồng ngoại điện tử:

Đầu tiên, bạn cần mở nắp đậy đầu đo của máy, sau đó ấn nút ON/MEM để khởi động máy. Khi đó, kèm theo 2 tiếng bíp thì các biểu tượng chức năng sẽ xuất hiện trên màn hình LCD.

Để đo thân nhiệt, bạn cần để đầu đo nhiệt độ cách trán, nách, tai từ 1 đến 3 cm và nhiệt kế cần được giữ nguyên trong quá trình đo.

Bạn ấn giữ nút START, trong vòng từ 1 đến 3 giây quá trình đo sẽ hoàn thành, thời gian này còn phụ thuộc vào từng dòng máy. Tiếng bíp dài được vang lên báo hiệu cho bạn quá trình đo đã kết thúc.

Trong vòng 5 giây, bạn sẽ nhận được kết quả đo nhiệt độ được hiển thị trên màn hình LCD. Để tắt máy, bạn chỉ cần ấn và giữ nút ON/MEM cho đến khi xuất hiện chữ OFF trên màn hình.


Câu 7:

Kể tên các thang nhiệt độ mà em biết.

Xem đáp án

Thang đo nhiệt độ mà em biết là thang nhiệt độ Celsius, Kelvin, Fahrenheit.


Câu 8:

Dựa vào cách chia nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius và thang nhiệt độ Kelvin, hãy chứng minh:

1°C=1100 của khoảng cách giữa nhiệt độ nóng chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (ở áp suất 1 atm);

1K=1273,16 của khoảng cách giữa nhiệt độ không tuyệt đối và nhiệt độ điểm mà nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi (ở áp suất 1 atm).

Xem đáp án

Trong thang nhiệt độ Celsius, chọn hai mốc nhiệt độ là nhiệt độ của nước đá (nước tinh khiết đóng băng) đang tan ở áp suất 1 atm là 0 °C và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết ở áp suất 1 atm là 100 °C. Từ vạch 0 °C đến vạch 100 °C chia thành 100 khoảng bằng nhau, mỗi khoảng ứng với 1 °C. Nhiệt độ trong thang đo này được kí hiệu là t. Đơn vị là độ Celsius (kí hiệu: °C).

Do đó 1°C=1100

Trong thang nhiệt độ Kelvin, chọn hai mốc nhiệt độ là nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất bằng không là 0 K (gọi là độ 0 tuyệt đối) và chọn nhiệt độ nước tinh khiết tồn tại ở đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi là 273,16 K. Trong khoảng giữa hai giá trị nhiệt độ này, chia thành 273,16 khoảng bằng nhau, mỗi khoảng là 1 K.

Do đó 1K=1273,16


Câu 11:

Một nhiệt kế có phạm vi đo từ 273 K đến 1 273 K dùng để đo nhiệt độ của các lò nung.

a) Xác định phạm vi đo của nhiệt kế này trong thang nhiệt độ Celcius?

b) Nếu sử dụng nhiệt kế này để đo nhiệt độ lò nung đang nấu chảy đồng có nhiệt độ nóng chảy là 1083 °C thì nhiệt kế có đo được không? Vì sao? Em có khuyến cáo gì về việc sử dụng nhiệt kế trong tình huống này?

Xem đáp án

a) 273 K = 0 oC; 1273 K = 1000 oC.

Phạm vi đo của nhiệt kế này trong thang nhiệt độ Celsius là từ 0 oC đến 1000 oC.

b) Do nhiệt độ nóng chảy của đồng cao hơn giới hạn đo của nhiệt kế này nên không thể đo được. Việc sử dụng nhiệt kế cần phải xác định được khoảng nhiệt độ cần đo để chọn nhiệt kế có giới hạn đo thích hợp, nếu chọn nhiệt kế không phù hợp sẽ không cho kết quả chính xác cũng như có thể gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.


Bắt đầu thi ngay