Giải SGK Vật lí 12 KNTT Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể có đáp án

Giải SGK Vật lí 12 KNTT Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể có đáp án

  • 92 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hãy dựa trên những kiến thức đã học về cấu tạo chất để giải thích tại sao cùng một chất lại có thể tồn tại ở các thể khác nhau là rắn, lỏng, khí.

Xem đáp án

Giải thích:

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.

- Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng, nhiệt độ của vật càng cao thì tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo lên vật càng lớn.

- Giữa các phân tử có lực liên kết phân tử.

Điều đó dẫn đến trong khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử có thể va chạm vào nhau, truyền năng lượng cho nhau. Càng nhận được nhiều năng lượng thì phân tử chuyển động hỗn loạn càng nhanh, khoảng cách trung bình giữa chúng càng tăng, lực liên kết giữa chúng càng yếu. Khi động năng của phân tử nhận được đủ lớn để thắng lực liên kết của các phân tử thì xảy ra trạng thái chuyển thể, dẫn đến chúng có thể tồn tại ở các thể rắn, lỏng, khí tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh.


Câu 4:

b) Làm thế nào để với thí nghiệm của Brown có thể chứng tỏ được khi nhiệt độ của nước càng cao thì các phân tử nước chuyển động càng nhanh?

Xem đáp án

b) Để với thí nghiệm của Brown có thể chứng tỏ được khi nhiệt độ của nước càng cao thì các phân tử nước chuyển động càng nhanh, ta có thể:

- Cho các hạt phấn hoa vào nước ấm hoặc đun nước đã chứa các hạt phấn hoa để tăng nhiệt độ của nước và quan sát qua kính hiển vi.

- Cho các hạt phấn hoa vào nước lạnh hoặc làm lạnh nước đã chứa các hạt phấn hoa

và quan sát qua kính hiển vi.


Câu 5:

Hãy tìm các hiện tượng thực tế chứng tỏ giữa các phân tử có lực đẩy, lực hút.

Xem đáp án

Các vật có thể giữ được hình dạng và thể tích của chúng là do giữa các phân tử cấu tạo nên vật đồng thời có lực hút và lực đẩy. Độ lớn lực này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử. Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng các giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn (lớn hơn rất nhiều kích thước phân tử) thì lực tương tác giữa chúng coi như không đáng kể.

Ví dụ: Hai thỏi chì có mặt đáy phẳng đã được mài nhẵn tiếp xúc với nhau thì chúng hút nhau, khi hai mặt không được mài nhẵn thì chúng không hút nhau.

Hãy tìm các hiện tượng thực tế chứng tỏ giữa các phân tử có lực đẩy, lực hút. (ảnh 1)

Câu 6:

Hãy dựa vào Hình 1.3 để mô tả, so sánh khoảng cách và sự sắp xếp (a), chuyển động (b) của phân tử ở các thể khác nhau. Từ đó mô tả một cách sơ lược về cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí.

Hãy dựa vào Hình 1.3 để mô tả, so sánh khoảng cách và sự sắp xếp (a), chuyển động (b) của phân tử ở các thể khác nhau (ảnh 1)
Xem đáp án

- Ở thể khí, các phân tử ở xa nhau (khoảng cách giữa các phân tử lớn gấp hàng chục lần kích thước của chúng). Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.

- Ở thể rắn, các phân tử ở gần nhau (khoảng cách giữa các phân tử chỉ vào cỡ kích thước của chúng). Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các phân tử này ở các vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này.

- Lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể khí nên giữ được các phân tử không chuyển động phân tán ra xa nhau. Tuy nhiên, lực này chưa đủ lớn như trong chất rắn để giữ các phân tử ở những vị trí xác định. Các phân tử ở thể lỏng cũng dao động xung quanh các vị trí cân bằng, nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển.


Câu 7:

Hãy giải thích các đặc điểm sau đây của thể khí, thể rắn, thể lỏng.

a) Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng, luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.

Xem đáp án

a) Ở thể khí, các phân tử ở xa nhau (khoảng cách giữa các phân tử lớn gấp hàng chục lần kích thước của chúng). Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Do đó, chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng.


Câu 8:

b) Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén.

Xem đáp án

b) Ở thể rắn, các phân tử ở gần nhau (khoảng cách giữa các phân tử chỉ vào cỡ kích thước của chúng). Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các phân tử này ở các vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này. Do đó, các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định, rất khó nén.


Câu 9:

c) Vật ở thể lỏng có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng.

Xem đáp án

c) Lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể khí nên giữ được các phân tử không chuyển động phân tán ra xa nhau. Nhờ đó, chất lỏng có thể tích riêng xác định. Tuy nhiên, lực này chưa đủ lớn như trong chất rắn để giữ các phân tử ở những vị trí xác định. Các phân tử ở thể lỏng cũng dao động xung quanh các vị trí cân bằng, nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển. Do đó chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.


Câu 10:

Tại sao khi bay hơi nhiệt độ của chất lỏng giảm?

Xem đáp án

Hiện tượng bay hơi xảy ra ở mặt thoáng chất lỏng bất kì, khi các phân tử ở trạng thái lỏng chuyển dần sang trạng thái khí. Khi các phân tử chuyển động nhanh hơn thoát ra, các phân tử còn lại sẽ có động năng trung bình thấp hơn, và nhiệt độ của chất lỏng giảm xuống. Hiện tượng này còn được gọi là sự bay hơi để làm mát. Đây là lý do tại sao việc sinh ra mồ hôi sẽ làm mát cơ thể con người.


Câu 11:

Hãy dựa vào đồ thị ở Hình 1.5 để mô tả sự thay đổi nhiệt độ của nước khi được đun từ 20°C tới khi sôi.

Hãy dựa vào đồ thị ở Hình 1.5 để mô tả sự thay đổi nhiệt độ của nước khi được đun từ 20°C tới khi sôi.  (ảnh 1)
Xem đáp án

Trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đun đến thời điểm t1 thì nhiệt độ của nước tăng nhanh đạt đến 100oC. Trong khoảng thời gian sôi từ t1 đến t2 nhiệt độ của nước không thay đổi vẫn giữ ở nhiệt độ 100oC.


Câu 12:

Khi nước đang sôi thì năng lượng mà nước nhận được từ nguồn nhiệt có được chuyển hoá thành động năng của các phân tử nước không? Tại sao?

Xem đáp án

Khi nước đang sôi thì năng lượng mà nước nhận được từ nguồn nhiệt có được chuyển hoá thành động năng của các phân tử nước, do tiếp tục được cung cấp nhiệt lượng nên các phân tử chất lỏng chuyển động nhiệt mạnh hơn, làm phá vỡ sự liên kết giữa các phân tử chất lỏng với nhau, phân tử chất lỏng chuyển sang phân tử hơi. Hiện tượng này xảy ra với tất cả các phân tử chất lỏng ở bên trong và trên bề mặt khối chất lỏng.


Câu 13:

Tại sao chất rắn kết tinh khi được đun nóng có thể chuyển thành chất lỏng?

Xem đáp án

Khi nhiệt độ tăng, phá vỡ sự liên kết giữa các phân tử chất rắn, đến một nhiệt độ xác định, năng lượng mà phân tử nhận được đủ thắng lực liên kết giữa chúng, làm cho chúng phá vỡ đi sự cân bằng ban đầu, và chúng bắt đầu chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.


Câu 14:

a) Hãy dựa vào Hình 1.7 để mô tả quá trình nóng chảy của chất kết tinh. (ảnh 1)

a) Hãy dựa vào Hình 1.7 để mô tả quá trình nóng chảy của chất kết tinh.

Xem đáp án

a) Ở giai đoạn a: nhiệt độ đang tăng dần nhưng chất rắn vẫn giữ được hình dạng ban đầu ở thể rắn, đến khi đạt một nhiệt độ xác định tC thì bắt đầu nóng chảy, chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng.

Ở giai đoạn b: chất rắn chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng đồng thời nhiệt độ nóng chảy không đổi.

Ở giai đoạn c: chất rắn chuyển hoàn toàn sang thể lỏng, và nhiệt độ lại bắt đầu tăng để tiếp tục dần sang giai đoạn sôi của chất lỏng.


Câu 15:

b) Giải thích tại sao khi đang nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn kết tinh không tăng dù vẫn nhận được nhiệt năng. Năng lượng mà chất rắn kết tinh nhận được lúc này dùng để làm gì?

Xem đáp án

b) Khi đang nóng chảy nhiệt độ của chất rắn kết tinh không tăng dù vẫn nhận được nhiệt năng. Năng lượng mà chất rắn kết tinh nhận được lúc này dùng để chuyển hoá thành động năng cho các phân tử, phá vỡ sự liên kết giữa chúng để chuyển hoàn toàn chất rắn từ thể rắn sang thể lỏng.


Câu 16:

Giải thích được sự khác nhau giữa các thể của chất và cơ chế của sự chuyển thể.

Xem đáp án

- Sự khác nhau giữa các thể của chất:

Ở thể rắn

Ở thể khí

Ở thể lỏng

Các phân tử rất gần nhau (khoảng cách trung bình giữa các phân tử cỡ kích thước phân tử) và các phân tử sắp xếp có trật tự, chặt chẽ

Các phân tử ở xa nhau (khoảng cách trung bình giữa các phân tử lớn gấp hàng chục lần kích thước của chúng).

Khoảng cách trung bình giữa các phân tử trong chất lỏng lớn hơn khoảng cách trung bình giữa các phân tử trong chất rắn và nhỏ hơn khoảng cách trung bình giữa các phân tử trong chất khí

Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh, giữ cho chúng không di chuyển tự do mà chỉ có thể dao động quanh vị trí cân bằng xác định.

Lực tương tác giữa các phần tử rất yếu (trừ trường hợp chúng va chạm nhau) nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.

Lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể khí nên giữ các phân tử không bị phân tán ra xa nhau, do đó chất lỏng có thể tích riêng xác định. Lực tương tác này chưa đủ lớn như trong thể rắn nên các phân tử ở thể lỏng cũng dao động quanh vị trí cân bằng nhưng các vị trí này không có định mà luôn luôn thay đổi. Do đó, khối chất lỏng rất khó bị nén, nó có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của phần bình chứa nó.

- Cơ chế chuyển thể của các thể

Giải thích được sự khác nhau giữa các thể của chất và cơ chế của sự chuyển thể. (ảnh 1)

Câu 17:

Tìm hiểu và trình bày được vai trò của sự chuyển thể đối với cuộc sống con người như vòng tuần hoàn nước, công nghệ đúc,...

Xem đáp án

Vòng tuần hoàn của nước: nhờ có vòng tuần hoàn của nước mà con người có nguồn nước để sinh hoạt, trồng trọt, phát triển giao thông đường thuỷ…

Tìm hiểu và trình bày được vai trò của sự chuyển thể đối với cuộc sống con người như vòng tuần hoàn nước, công nghệ đúc,... (ảnh 1)

Bắt đầu thi ngay