Giải SGK Hóa học 12 KNTT Bài 5: Saccharose và maltose có đáp án

Giải SGK Hóa học 12 KNTT Bài 5: Saccharose và maltose có đáp án

  • 36 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đường ăn (saccharose) là chất làm ngọt phổ biến trong sản xuất thực phẩm, còn đường mạch nha (maltose) chủ yếu sử dụng để sản xuất bia. Saccharose và maltose có cấu tạo như thế nào? Chúng có tính chất hoá học cơ bản nào?

Xem đáp án

- Saccharose có công thức phân tử C12H22O11, cấu tạo từ một đơn vị α-glucose và một đơn vị β-fructose qua liên kết α-1,2-glycoside.

Đường ăn (saccharose) là chất làm ngọt phổ biến trong sản xuất thực phẩm, còn đường mạch nha (maltose) chủ yếu sử dụng để sản xuất bia. Saccharose và maltose có cấu tạo như thế nào? Chúng có tính chất hoá học cơ bản nào? (ảnh 1)

- Maltose có công thức phân tử C12H22O11, cấu tạo từ hai đơn vị glucose qua liên kết α-1,4-glycoside.

Đường ăn (saccharose) là chất làm ngọt phổ biến trong sản xuất thực phẩm, còn đường mạch nha (maltose) chủ yếu sử dụng để sản xuất bia. Saccharose và maltose có cấu tạo như thế nào? Chúng có tính chất hoá học cơ bản nào? (ảnh 2)

- Saccharose và maltose đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức xanh đặc trưng và có phản ứng thuỷ phân.


Câu 2:

Tại sao saccharose chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng, trong khi maltose tồn tại đồng thời ở dạng mở vòng và mạch vòng?

Xem đáp án

- Saccharose không còn nhóm -OH hemiacetal nên chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng.

Tại sao saccharose chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng, trong khi maltose tồn tại đồng thời ở dạng mở vòng và mạch vòng? (ảnh 1)

- Maltose vẫn còn nhóm -OH hemiacetal, do đó trong dung dịch một đơn vị glucose của maltose có thể mở vòng nên maltose tồn tại đồng thời ở dạng mở vòng và mạch vòng

Tại sao saccharose chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng, trong khi maltose tồn tại đồng thời ở dạng mở vòng và mạch vòng? (ảnh 2)

Câu 3:

Từ đặc điểm cấu tạo phân tử của saccharose, dự đoán các tính chất hoá học có thể có của saccharose.

Xem đáp án
Từ đặc điểm cấu tạo phân tử của saccharose, dự đoán các tính chất hoá học có thể có của saccharose. (ảnh 1)

Dự đoán:

- Saccharose có các nhóm -OH liền kề nên có tính chất của polyalcohol.

- Saccharose là disaccharide nên có phản ứng thuỷ phân.


Câu 4:

Chuẩn bị

Hoá chất: dung dịch CuSO4 5%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch saccharose 5%.

Dụng cụ: ống nghiệm.

Tiến hành:

- Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó thêm khoảng 0,5 mL dung dịch CuSO4 5% vào, lắc nhẹ.

- Cho khoảng 3 mL dung dịch saccharose 5% vào ống nghiệm, lắc đều.

Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hoá học.

Xem đáp án

- Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó thêm khoảng 0,5 mL dung dịch CuSO4 5% vào, lắc nhẹ thấy xuất hiện kết tủa xanh:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

- Cho khoảng 3 mL dung dịch saccharose 5% vào ống nghiệm, lắc đều thấy kết tủa tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch màu xanh lam:

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O


Câu 5:

Dung dịch saccharose không phản ứng với thuốc thử Tollens nhưng khi đun nóng với dung dịch acid loãng thì tạo thành dung dịch phản ứng với thuốc thử Tollens. Giải thích.

Xem đáp án

Khi đun nóng với dung dịch acid loãng saccharose bị thuỷ phân tạo thành glucose và fructose:

C12H22O11 + H2O Ni,to C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)

Fructose và glucose phản ứng với thuốc thử Tollens:

C6H12O6 + + 2[Ag(NH3)2]OHto CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O


Bắt đầu thi ngay