Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (8 đề)

Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 3)

  • 380 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4

Để trưởng thành, tất cả chúng ta đều phải trải qua hai cuộc đấu tranh; muốn cuộc đấu tranh bên ngoài và một cuộc đấu tranh ngay trong tâm trí mỗi người. Nhưng cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất chính là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người. Đó là cuộc đấu tranh chống lại các thói quen không lành mạnh, những cơn nóng giận sắp bùng phát, những lời gian dối chực trào, những phán xét thiếu cơ sở và cả những căn bệnh hiểm nghèo... Những cuộc đấu tranh như thể diễn ra liên tục và thật sự rất gian khó, nhưng lại là điều kiện giúp bạn nhận ra cảnh giới cao nhất của mình.

Hãy luôn cẩn trọng và can đảm. Hãy tiếp thu ý kiến của những người xung quanh nhưng đừng để họ chi phối quá nhiều đến cuộc đời bạn. Hãy giải quyết những bất đồng trong khả năng của mình nhưng đừng quên đấu tranh đến cùng để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Đừng để bóng đen của nỗi lo sợ bao trùm đến cuộc sống của bạn.

Bạn phải hiểu rằng, dù có thất bại thảm hại đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được một điều gì đó bổ ích cho mình. Vì vậy, hãy tin tưởng vào con đường mình đang đi và vững vàng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả. [....] Với sự hi sinh, lòng kiên trì, quyết tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công. Bạn chính là người làm chủ số phận của mình...

Theo tác giả, cuộc đấu tranh quan trọng nhất và ý nghĩa nhất mà tất cả chúng ta đều phải trải qua cuộc đấu tranh với những gì?

Xem đáp án

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất chính là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người. Đó là cuộc đấu tranh chống lại các thói quen không lành mạnh, những cơn nóng giận sắp bùng phát, những lời gian dối chực trào, những phán xét thiếu cơ sở và cả những căn bệnh hiểm nghèo...


Câu 2:

Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Hãy tiếp thu ý kiến của những người xung quanh nhưng đừng để chi phối quá nhiều đến cuộc đời bạn”?

Xem đáp án

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Tiếp thu ý kiến đúng của người khác giúp bạn khắc phục những hạn chế của bản thân, hoàn thiện bản thân mình hơn

- Tuy nhiên, nếu cuộc sống bị chi phối quá nhiều vào lời của người khác, bạn sẽ đánh mất đi chính mình, đánh mất đi chính kiến của bản thân, trở thành bản sao của một ai đó.…


Câu 3:

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Đừng để bóng đen của nỗi lo sợ bao trùm lên cuộc sống của bạn.”

Xem đáp án

- Yêu cầu hình thức: Giải thích, HS có thể gạch đầu dòng tách ý.

- Yêu cầu nội dung, gợi ý:

Nghệ thuật: ẩn dụ

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự ảnh hưởng tiêu cực của nỗi sợ hãi đến cuộc sống con người. Con người phải biết vượt qua “bóng đêm” của nỗi sợ hãi mới có thể đạt được sự thành công.

+ Tăng giá trị biểu đạt cho câu văn


Câu 4:

Anh/chị sẽ làm gì để có thể “tin tưởng vào con đường mình đang đi và vững vàng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả”?

Xem đáp án

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Lựa chọn con đường đúng đắn, phù hợp với khả năng, điều kiện, thực tế

- Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, thử thách trên con đường đạt mục tiêu của mình


Câu 5:

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vai trò của niềm tin trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả.

Xem đáp án

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

* Cách giải:

- Giải thích: “Niềm tin” là niềm hi vọng, sự tin tưởng vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất của mình trong cuộc sống.
- Phân tích, bình luận:

* Vai trò của niềm tin

+ Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở.

+ Niềm tin vào bản thân đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp. Niềm tin giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống.
+ Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành.
+ Khi bạn có niềm tin, tinh thần lạc quan, bạn sẽ lan tỏa, truyền niềm tin, ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống nhưng người xung quanh.

* Đánh mất niềm tin:

+ Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa...

+ Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình...


Câu 6:

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ  của Tú Xương.

                                Quanh năm buôn bán ở mom sông,

                                Nuôi đủ năm con với một chồng.

                                Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

                                Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

                                Một duyên hai nợ âu đành phận,

                                Năm nắng mười mưa dám quản công.

                                Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

                                Có chồng hờ hững cũng như không.

Xem đáp án

Mở bài

- Trình bày khái quát về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca trung đại: Được nhiều tác giả nhắc đến với tấm lòng trân trọng và niềm cảm thương sâu sắc cho số phận như Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du…

- Thương vợ của Trần Tế Xương là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về hình tượng người phụ nữ. Bài thơ đã thể hiện thành công hình tượng bà Tú

Thân bài

1. Hình tượng bà Tú nổi lên là một người phụ nữ vất vả lam lũ

- Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”

+ Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác

+ Địa điểm “mom sông”:phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phải nuôi con mà phải nuôi chồng

- Sự vất vả, lam lũ được thể hiện trong sự bươn chải khi làm việc:

+”Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng

+ Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn gợi tả nỗi đau thân phận và mang tính khái quát

+ “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu

Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ

+ Eo sèo… buổi đò đông: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc

+ Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu

- Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

Thực cảnh mưu sinh của bà Tú : Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

- Năm nắng mười mưa: số từ phiếm chỉ số nhiều

Sự vất vả lam lũ, cực nhọc của Bà Tú

2. Hình tượng bà Tú với những nét đẹp và phẩm chất đáng quý, đáng trọng

- Tuy hoàn cảnh éo le vất vả, nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con :

+ “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn

+ “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu

Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.

- Phẩm chất tốt đẹp của Bà Tú còn được thể hiện trong sự chăm chỉ, tần tảo đảm đang

+ “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, không than vãn

+ “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú

Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến

3. Nghệ thuật thể hiện thành công hình tượng bà Tú

- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.

- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo.

- Việt hóa thơ Đường

Kết bài

- Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú

- Trình bày suy nghĩ bản thân


Bắt đầu thi ngay