Đề kiểm tra KHTN 7 giữa học kì 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
-
128 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kĩ năng đo thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
Đáp án đúng là: D
Kĩ năng đo thường được sử dụng ở bước thực hiện kế hoạch.
Câu 2:
Hạt nhân nguyên tử được tạo thành từ các hạt
Đáp án đúng là: A
Bên trong hạt nhân chứa các hạt proton (kí hiệu là p) mang điện tích dương và hạt neutron (kí hiệu là n) không mang điện.
Câu 3:
Theo mô hình nguyên tử Rutherford - Bohr, lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa bao nhiêu electron?
Đáp án đúng là: B
Theo mô hình nguyên tử Rutherford - Bohr, lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa 2 electron, lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron…
Câu 4:
Đáp án đúng là: C
Tóm tắt: v = 45km/h; t = 2h; s =?
Quãng đường vận động viên đi được là:
s = v.t = 45. 2 = 90 km
Câu 5:
Đồ thị quãng đường – thời gian dưới đây mô tả chuyển động của hai xe xanh và đỏ:
Nhận xét nào dưới đây là đúng?
Đáp án đúng là: B
Với cùng một khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đến thời điểm t ta thấy xe đỏ đi được quãng đường lớn hơn xe xanh () nên xe đỏ đi nhanh hơn xe xanh.
Câu 6:
Nếu đơn vị đo quãng đường là mét (kí hiệu: km), đơn vị đo thời gian là giờ (kí hiệu: h) thì đơn vị đo tốc độ là:
Đáp án đúng là: D
Nếu đơn vị đo quãng đường là mét (kí hiệu: km), đơn vị đo thời gian là giờ (kí hiệu: h) thì đơn vị đo tốc độ là km/h.
Câu 7:
Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?
Đáp án đúng là: A
Biển báo có ý nghĩa cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.
Câu 8:
Trên quãng đường AB có đặt một thiết bị bắn tốc độ, hai vạch mốc cách nhau 8 m, tốc độ giới hạn là 45 km/h. Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc là bao nhiêu để không vượt quá tốc độ cho phép?
Đáp án đúng là: B
Tốc độ giới hạn là 45 km/h = 12,5 m/s
Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc để không vượt quá tốc độ cho phép là:
Vậy để không vượt quá tốc độ cho phép thời gian đi giữa hai vạch mốc phải lớn hơn 0,64s.
Câu 9:
Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng
Đáp án đúng là: C
Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
Câu 10:
Thành phần nào sau đây không phải là chất mà cơ thể người cần lấy vào?
Đáp án đúng là: B
Các chất mà cơ thể lấy vào như: oxygen, chất dinh dưỡng, nước.
Carbon dioxide và chất thải là những chất mà cơ thể thải ra.
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Khí khổng giúp cho khí carbon dioxide, oxygen, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp.
Câu 12:
Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người?
Đáp án đúng là: B
- Sự biến đổi năng lượng hóa năng thành nhiệt năng là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người.
- Sự biến đổi quang năng thành hóa năng là chuyển hóa năng lượng xảy ra ở những sinh vật có khả năng quang hợp.
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp?
Đáp án đúng là: D
D – Sai. Cường độ ánh sáng càng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm hiệu quả quang hợp.
Câu 14:
Cần trồng cây với mật độ phù hợp vì
Đáp án đúng là: B
Trồng cây với mật độ dày khiến cây nhận được ít ánh sáng, hiệu suất quang hợp thấp, tích lũy được ít chất hữu cơ nên năng suất cây trồng sẽ thấp.
Câu 15:
Nguyên liệu của quá trình quang hợp là
Đáp án đúng là: A
Nguyên liệu của quá trình quang hợp là nước và carbon dioxide.
Câu 16:
Vì sao trước khi gieo hạt người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40oC)?
Đáp án đúng là: C
Trước khi gieo hạt, người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40oC) vì để cung cấp nước và nhiệt độ thích hợp cho quá trình hô hấp tế bào, kích thích hạt nảy mầm.
Câu 17:
Để tìm hiểu ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây non, bạn An làm thí nghiệm sau: Trồng 10 hạt đỗ giống nhau vào 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau. Để 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời, 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời. Giữ ẩm đất.
Khi cây mọc, đo chiều cao của cây mỗi ngày.
Kết quả thí nghiệm đã khẳng định giả thuyết bạn An đặt ra là đúng: cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.
Em hãy đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu này.
Đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu: Ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây non?
- Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
Khi quan sát sự phát triển của cây bên ngoài không gian (nơi có đầy đủ ánh sáng) và sự phát triển của cây trong nhà (nơi thiếu ánh sáng), có thể đặt câu hỏi: Liệu ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây non?
- Bước 2: Hình thành giả thuyết
Đưa ra dự đoán về câu trả lời cho câu hỏi đặt ra ở bước 1: Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.
- Bước 3: Kiểm tra giả thuyết
Mẫu vật: 10 hạt đỗ giống nhau.
Dụng cụ thí nghiệm: 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau.
Lập phương án bố trí và tiến hành thí nghiệm:
+ Ngâm nước 10 hạt đỗ khoảng 4 giờ.
+ Đặt vào mỗi chậu chứa đất ẩm 1 hạt đỗ.
+ Đặt 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời, 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời.
+ Hằng ngày, tưới nước giữ ẩm đất và theo dõi sự nảy mầm, sinh trưởng của cây con trong mỗi chậu.
- Bước 4: Thực hiện kế hoạch
Tiến hành thí nghiệm.
Kết quả:
+ Cả 10 hạt đỗ đều nảy mầm.
+ Các cây đặt ở nơi không có ánh nắng mặt trời có hình dạng bất thường: thân dài, không cứng cáp, không mọc thẳng; lá mỏng, có màu vàng nhạt.
+ Các cây đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời có hình dạng bình thường: thân cứng cáp, mọc thẳng; lá dày hơn, có màu xanh lá đặc trưng.
- Bước 5: Kết luận:
Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.
Câu 18:
Cô Mai đi từ nhà đến siêu thị cách nhà 3 km với tốc độ không đổi, trên đường đi cô dừng lại nghỉ ngơi một lần. Dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của cô Mai. Hỏi sau bao lâu kể từ khi xuất phát cô Mai đến được siêu thị?
Trong 5 phút đầu cô Mai đi được: s = 1500 m, t = 5 phút = 300 s
Tốc độ của cô Mai là:
Sau khi đi được 1500 m cô Mai dừng lại 10 phút (do đồ thị đoạn này là đường thẳng song song với trục thời gian).
Sau khi dừng lại cô Mai tiếp tục đi đến siêu thị với tốc độ không đổi nên thời gian để đi hết quãng đường còn lại là: = 5 phút
Thời gian cô Mai đi từ nhà đến siêu thị là: (phút)
Câu 19:
Bảng dưới đây ghi kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:
Tính tốc độ trung bình của bạn học sinh?
Thời gian trung bình bạn học sinh chạy trong ba lần đo là:
Tốc độ trung bình của bạn học sinh này là
Câu 20:
Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị ngừng lại thì hậu quả gì sẽ xảy ra?
- Vai trò của hô hấp tế bào đối với cơ thể sống:
+ Giải phóng năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể sinh vật.
+ Tạo ra nhiệt năng giúp cơ thể duy trì được thân nhiệt ổn định.
- Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị dừng lại thì cơ thể sẽ không có năng lượng cho các hoạt động sống và như vậy, cơ thể sẽ chết.