Đề kiểm tra KHTN 7 giữa học kì 1 - Bộ sách Cánh diều có đáp án

Đề kiểm tra KHTN 7 giữa học kì 1 - Bộ sách Cánh diều có đáp án (Đề 1)

  • 126 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các nội dung sau:

1) Kiểm tra giả thuyết

2) Quan sát, đặt câu hỏi

3) Viết, trình bày báo cáo

4) Phân tích kết quả

5) Xây dựng giả thuyết

Các nội dung trên được sắp xếp lại theo tiến trình tìm hiểu tự nhiên là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các nội dung trên được sắp xếp lại theo tiến trình tìm hiểu tự nhiên là

2) Quan sát, đặt câu hỏi

5) Xây dựng giả thuyết

1) Kiểm tra giả thuyết

4) Phân tích kết quả

3) Viết, trình bày báo cáo.


Câu 2:

Từ sự việc, hiện tượng này nghĩ đến sự việc, hiện tượng khác dựa trên những mối quan hệ nhất định là kĩ năng nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Kĩ năng liên hệ: Từ sự việc, hiện tượng này nghĩ đến sự việc, hiện tượng khác dựa trên những mối quan hệ nhất định.


Câu 3:

Trong phòng thực hành, có thể đo thời gian một xe có tấm chắn sáng đi được một quãng đường xác định bằng dụng cụ nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong phòng thực hành, dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo thời gian một xe có tấm chắn sáng đi được một quãng đường xác định.


Câu 4:

Nguyên tử có cấu tạo gồm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nguyên tử có cấu tạo gồm:

+ Vỏ nguyên tử: được tạo bởi một hay nhiều hạt electron.

+ Hạt nhân nguyên tử: được tạo bởi các proton và neutron.


Câu 5:

Nguyên tử sodium có 11 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử sodium là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nguyên tử sodium có số proton = số electron = 11.

⇒ Điện tích hạt nhân nguyên tử là: + 11.


Câu 6:

Cho biết sơ đồ của nguyên tử carbon như sau:

Media VietJack

Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử carbon lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dựa vào sơ đồ của nguyên tử carbon ta thấy:

Nguyên tử carbon có hai lớp electron.

+ Lớp thứ nhất (trong cùng) chứa 2 electron.

+ Lớp thứ hai (ngoài cùng) chứa 4 electron.


Câu 7:

Nguyên tử phosphorus có 15 proton, 15 electron và 16 neutron. Khối lượng của nguyên tử phosphorus là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Proton và neutron đều có khối lượng xấp xỉ bằng 1 amu.

Khối lượng electron là 0,00055 amu, nhỏ hơn nhiều lần so với khối lượng của proton và neutron nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân.

Khối lượng nguyên tử phosphorus là: 15 × 1 + 16 × 1 = 31 (amu).


Câu 8:

Đơn vị đo tốc độ thường dùng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đơn vị đo tốc độ thường dùng là m/s và km/h.


Câu 9:

Ghép tốc độ phù hợp với các đối tượng chuyển động sau:

Tốc độ

Vật chuyển động

a. 1,2 cm/s

1. Vận động viên

b. 12 km/h

2. Ốc sên

c. 200 m/s

3. Máy bay

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

1 – b: Vận động viên chạy với v = 12 km/h.

2 – a: Ốc sên bò với v = 1,2 cm/s.

3 – c: Máy bay bay với v = 200 m/s.


Câu 10:

Đổi tốc độ sau ra đơn vị tương ứng: 36 km/h = … m/s = … cm/s

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

36 km/h = 36.10003600=10 m/s =  36.1003600=1cm/s


Câu 11:

Thiết bị bắn tốc độ thường được dùng để xác định:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thiết bị bắn tốc độ thường được dùng để xác định tốc độ của các phương tiện giao thông.


Câu 12:

Ô tô A đi được quãng đường 45 km trong vòng 45 phút. Ô tô B đi được quãng đường 60 km trong vòng 90 phút. So sánh tốc độ của hai ô tô?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đồi 45 phút = 4560=34h; 90 phút = 1,5 h

Tốc độ của ô tô A là vA=sAtA=4534=60km/h

Tốc độ của ô tô B là vB=sBtB=601,5=40km/h

Ta thấy vA > vB nên ô tô A đi nhanh hơn ô tô B.


Câu 13:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Theo bài ra ta có

s1 + s2 = 50 v1t1+v2t2=50

t1=t2=t2=1,52=0,75

0,75v1+23.0,75.v1=45v1=36km/h

v2=24km/h


Câu 15:

Biển báo dưới đây cho biết điều gì?

Media VietJack
Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Tốc độ tối đa đi trên đoạn đường này là 50 km/h.


Câu 16:

Đồ thị quãng đường- thời gian của một xe máy dưới đây cho biết xe máy dừng lại nghỉ ở giai đoạn​​

Media VietJack
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đồ thị tos có đường biểu diễn vật chuyển động có dạng đường thẳng song song với trục Ot thể hiện tọa độ quãng đường vật đi được không thay đổi trong khoảng thời gian.


Câu 17:

Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường- thời gian của một người đi bộ.

Media VietJack

Tốc độ của người đó là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tốc độ của người đó là v=st=4505=90  m/min=9060  m/s=1,5  m/s


Câu 18:

Dưới đây là đồ thị quãng đường- thời gian của một vật chuyển động.

Media VietJack

Em hãy cho biết quãng đường vật đi được sau 3 s là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tại t = 3 s, kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ot cắt đường biểu diễn tại 1 điểm. Từ điểm đó kẻ tiếp đường thẳng vuông góc với trục Os cắt tại s = 9 m.


Câu 19:

Trong điều kiện thời tiết xấu, đường trơn, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nên …(1)… tốc độ và …(2)… khoảng cách an toàn với xe phía trước.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong điều kiện thời tiết xấu, đường trơn, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nên giảm tốc độ và tăng khoảng cách an toàn với xe phía trước.


Câu 20:

Biển báo nào sau đây qui định khoảng cách tối thiểu an toàn giữa hai xe?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

B – biển báo không cho xe có trọng tải lớn hơn 10 tấn đi qua.

C – biến báo tốc độ tối đa cho phép đi trên đoạn đường là 40 km/h.

D – biển báo tốc độ tối thiểu cho phép đi trên đoạn đường là 30 km/h.


Câu 21:

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe phải:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe phải:

+ Điều khiển tốc độ của xe không vượt quá tốc độ tối đa cho phép.

+ Giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe.

+ Chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu như trời mưa, có sương mù, địa hình quanh co, tầm nhìn hạn chế…


Câu 22:

Thành phần nào sau đây là chất mà cơ thể người thải ra?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cơ thể người lấy một số chất từ môi trường như oxygen, chất dinh dưỡng, nước và thải ra các chất như carbon dioxide, chất thải.


Câu 23:

Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.


Câu 24:

Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

C – Sai. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là điều kiện cơ bản giúp duy trì sự sống, sinh trưởng và sinh sản của các loài sinh vật.


Câu 25:

Trong thí nghiệm phát hiện sự tạo thành khí trong quá trình quang hợp, đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nhằm mục đích là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Việc đưa que đóm có tàn đỏ vào miệng ống nghiệm nhằm mục đích xác định xem có khí oxygen thoát ra hay không. Nếu có khí oxygen thoát ra tàn đóm sẽ bùng cháy lại.


Câu 26:

Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời được chuyển thành dạng năng lượng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển thành hóa năng.


Câu 27:

Bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong tế bào thịt lá có bào quan lục lạp có chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.


Câu 28:

Quá trình hô hấp tế bào sử dụng nguyên liệu là chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hô hấp tế bào sử dụng nguyên liệu là glucose và oxygen.


Câu 29:

Hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan là ti thể.


Câu 30:

Quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phân giải là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng.


Câu 31:

Nếu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị ngừng lại thì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nếu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị ngừng lại thì sự sống, sinh trưởng và phát triển của sinh vật không được duy trì, dẫn tới sinh vật sẽ chết.


Câu 32:

Quá trình sao sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày là quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể chứ không phải là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sinh vật với môi trường hay quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào.


Câu 33:

Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì rễ cây không được cung cấp oxygen để thực hiện hô hấp tế bào, dẫn tới tế bào rễ không có năng lượng để thực hiện chức năng sống.


Câu 34:

Vì sao thân non có màu xanh lục có khả năng quang hợp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thân non có màu xanh lục có khả năng quang hợp vì nó có chứa chất diệp lục, có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.


Câu 35:

Trường hợp nào sau đây có cường độ hô hấp tế bào mạnh nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Người đang chơi thể thao có cường độ hoạt động mạnh nhất, các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường.


Câu 36:

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các yếu tố ảnh hưởng tới hô hấp tế bào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

C – Sai. Nồng độ oxygen giảm càng thấp (dưới 5%) thì cường độ hô hấp giảm.


Câu 37:

Vì sao các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản vì để giảm hàm lượng nước trong hạt, giảm cường độ hô hấp của tế bào xuống mức tối thiểu.


Câu 38:

Người ta thường cho các loại cây thủy sinh vào bể kính nuôi cá cảnh vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Người ta thường cho các loại cây thủy sinh vào bể kính nuôi cá cảnh vì cây thủy sinh sẽ thực hiện quá trình quang hợp, cung cấp thêm oxygen giúp cá hô hấp tốt hơn.


Câu 39:

Vì sao không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng hô hấp vẫn diễn ra, cây lấy oxygen và thải ra carbon dioxide dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.


Câu 40:

Đa số các loài thực vật có mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đa số các loài thực vật có mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới vì mặt trên của lá tập trung nhiều lục lạp.


Bắt đầu thi ngay